WHO chính thức coi "nghiện game" là bệnh, các tổ chức trên thế giới ra sức phản đối

Nguyễn Thu Trang
  1. Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Hàn Quốc cho rằng WHO chưa có nghiên cứu và điều tra đầy đủ khi đưa ra quyết định này.

    Như đã đưa tin trước đây, vào ngày 25 vừa qua Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO đã chính thức thảo luận và liệt “nghiện game” vào danh sách các căn bệnh trên thế giới, đồng thời bổ sung vào ICD-11, quyết định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2022.

    “Nghiện game” được định nghĩa là :

    [​IMG]


    Sau khi quyết định này được thông qua, các cơ quan tổ chức về game đến từ nhiều quốc gia và khu vực như Châu Âu, Mỹ, Canada, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nam Phi, Brazil đã cùng lên tiếng hy vọng WHO có thể thẩm tra lại nghị quyết này. Trong kiến nghị của mình, họ nói:

    Một hiệp hội được lập nên bởi 88 tổ chức cơ quan về game bao gồm cả công ty game lớn nhất Hàn Quốc Nexon đã lên tiếng công khai phản đối quyết định này của WHO, cho rằng nó đã “cướp mất quyền được chơi game của trẻ em”, vì trong điều 31 của “Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em” đã ghi: “Các quốc gia thành viên công nhận quyền của trẻ em được nghỉ ngơi và tiêu khiển, được tham gia vui chơi và những hoạt động giải trí phù hợp với lứa tuổi, được tự do tham gia các sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật”. Hiệp hội này bày tỏ, chơi game là quyền lợi của thanh thiếu niên, nhưng WHO và những quyết định liên quan lại coi nó như một loại bệnh, điều này sẽ khiến thanh thiếu niên có cảm giác xấu hổ khi chơi game.​

    [​IMG]

    Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Hàn Quốc cũng bày tỏ, quyết định này của WHO thiếu đi chứng cứ khoa học thuyết phục, đồng thời định nghĩa về “nghiện game” còn rất mơ hồ, trong khi chưa có nghiên cứu và điều tra đầy đủ đã coi nó như một căn bệnh, đây là hành động chưa thỏa đáng.

    WHO hoàn toàn tỏ ra nghiêm túc với vấn đề này, điều này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành công nghiệp thế giới ảo cũng như người chơi. Rất có thể trong tương lai sẽ có một đạo luật được thông qua để giới hạn thời lượng chơi hay chủng loại game để tránh cho các game thủ mắc phải bệnh "nghiện game". Liệu đứng trước sự phản đối của các tổ chức, WHO có thay đổi hay điều chỉnh quyết định của mình hay không?​



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất