VNPT công bố thử nghiệm 4G ở Phú Quốc

Bomer
  1. Trước đó, ngày 15/1/2016, VinaPhone đã có buổi thử nghiệm thực tế tốc độ 4G tại TP Hồ Chí Minh. Kết quả đo kiểm 4G của VinaPhone ở phòng Lab của VNPT tại đây đã đạt tốc độ lên tới xấp xỉ 600 Mbps.

    Sáng nay, 18/1/2016, VNPT công bố mạng VinaPhone sẽ thử nghiệm 4G ở Phú Quốc. Ông Trần Mạnh Hùng, chủ tịch Hội đồng thành viên của VNPT đề nghị Bộ TT&TT sớm cấp phép 4G để các doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ chính thức từ năm 2016.

    Theo ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT, đơn vị này sẵn sàng triển khai 4G. Đây là lần đầu tiên một nhà mạng trong khu vực Đông Nam Á thử 4G đạt tới gần 600 Mbps.

    Cục Viễn thông cho biết, Cục đã cấp phép thử nghiệm 4G cho VNPT, ViettelMobiFone. Mới đây, FPT cũng xin cấp phép thử nghiệm 4G. Bộ TT&TT đang yêu cầu FPT bổ sung hoàn thiện hồ sơ để cấp phép cho thử nghiệm.

    [​IMG]
    VinaPhone là nhà mạng thứ 2 thử nghiệm 4G tại Việt Nam


    Đại diện Qualcomm Đông Nam Á cho hay, mặc dù Việt Nam triển khai chậm hơn một số nước nhưng có lợi thế được hưởng lợi công nghệ mới nhất của 4G. Tổng Giám đốc Qualcomm Đông Dương, ông Thiều Phương Nam nhận định: Thời điểm cuối năm 2015 đầu 2016 là chín muồi để Việt Nam triển khai 4G khi giá di động hỗ trợ đã giảm xuống dưới 100 USD. Tuy nhiên, ông Nam lưu ý nhà mạng cần có mô hình kinh doanh phù hợp để đảm bảo hiệu quả đầu tư. Giả sử nếu nhà mạng đặt giá 4G bằng với giá 3G thì đã có lợi nhuận tốt.

    Nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng lưu ý để triển khai một dịch vụ vào thị trường, đặc biệt Việt Nam, có một số yếu tố cần xem xét để biết triển khai sớm hay muộn, có phù hợp không.

    Trước hết, phải xem công nghệ chín muồi chưa, có tính phổ biến chưa. Nếu công nghệ không phổ biến, chín muồi thì có khi triển khai giữa chừng, thế giới đã chuyển sang công nghệ khác, lúc đó Việt Nam sẽ bị lỡ nhịp. Hoặc độ chín muồi chưa đủ thì giá thành thiết bị đắt dẫn đến giá cước đối với người dùng cao, không phù hợp. "Chúng ta từng trả giá cho công nghệ đưa vào Việt Nam nhưng không phù hợp thời điểm hoặc lạc hậu. Ví dụ CityPhone, Calling, CDMA2000... chỉ phát triển trên thế giới được một thời gian, cũng có một giai đoạn phát triển tốt tại Việt Nam nhưng không kéo dài, số người dùng không nhiều nên giá thành cao", ông Thắng nhấn mạnh.

    Ông Lê Nam Thắng cho rằng phải xem xét kỹ nhu cầu thị trường. Người dùng luôn muốn có công nghệ cao, chất lượng tốt, tốc độ nhanh, vùng phủ sóng rộng tương tự như ai cũng muốn có xe Mercedes, Audi và đường cao tốc nhưng quan trọng là phải xem sự cần thiết của nhu cầu thị trường.

    Trả lời câu hỏi liệu trong năm 2016, 4G tại Việt Nam có bùng nổ hay không, đại diện Viettel và VNPT đều khẳng định 2016 chưa phải là năm bùng nổ.

    Theo ông Tô Mạnh Cường - Phó Tổng Giám đốc VNPT, muốn 4G bùng nổ phải có đủ hai yếu tố là có mạng 4G và thiết bị đầu cuối hỗ trợ 4G. "Hiện Bộ TT&TT chưa chính thức cấp phép, việc triển khai cần có thêm thời gian. Nếu thuận lợi thì cũng phải cuối năm 2016, các nhà mạng mới có thể cung cấp được dịch vụ và đây sẽ là năm bản lề đầu tiên để các doanh nghiệp viễn thông bước vào 4G", đại diện VNPT nói.

    Ông Hồ Chí Dũng, Giám đốc Công nghệ của Viettel cho hay, thế giới có trên 10% người dùng di động dùng 4G, giá của thiết bị đầu cuối vào khoảng 100 USD.

    "Tôi nghĩ trong năm 2016, giá thiết bị hỗ trợ 4G phải xuống khoảng 50 USD thì 4G mới có thể bùng nổ được", đại diện Viettel nhận định, đồng thời cho hay sau khi được cơ quan quản lý nhà nước cho phép cung cấp 4G chính thức, Viettel sẽ phủ kín tại các khu vực trung tâm. Mục tiêu của Viettel là đã phủ thì 95% tại nơi đó phải đạt tốc độ tối thiểu 5MB/s để khách hàng có thể xem được video HD.​



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất