Thành phố Băng, Greenland. Đứng trên mặt đất, thứ hiển hiện duy nhất là thân hình của những chiếc ống đón gió khổng lồ được sắp đặt cẩn thận, ngày ngày mang làn khí khoáng đãng mang chút lạnh xuống tổ hợp mê lộ sâu ba trăm kilomet dưới chân. Kỳ quan nhân tạo này từng là nơi cư ngụ cho một phần tư triệu linh hồn, nay lưu lại chỉ một vài hình bóng. Số bám trụ vì mong muốn khích lệ giao thương du lịch, tuy nhỏ nhưng đang ngày một lớn. Số đặt lên vai trách nhiệm "giữ đền", sống nhờ vào mấy đồng cấp dưỡng từ Chương trình di sản thế giới do UNESCO đổi mới. Số khác, như ông Ahmed Farahnakian, nguyên cựu thiếu tá không quân trực thuộc Vệ binh cách mạng Iran, đơn giản vì không còn nơi đâu để đến.. Ấn Độ và Pakistan. Như Nam với Bắc Triều Tiên, như NATO với Khối Warszawa cũ. Nếu đâu đó có hai thế lực sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân, sẽ là Pakistan và Ấn Độ. Ai cũng biết, ai cũng dự liệu. Mối nguy hiểm đã trở nên quá hiển hiện. Vì thế, thiết bị liên lạc được lắp đặt ngay liền tay để phòng xa ngày này. Đường dây nóng bắc cầu giữa hai đầu thủ phủ, tên tuổi đại sứ luôn liệt kê trước nhất, rồi thì những chính trị gia, những vị tướng lĩnh cùng tất thảy bộ máy liên quan luôn phải huấn luyện bài bản, tất cả để cái ngày chết chóc đó không có cơ hội xảy ra. Nhưng chẳng ai may mảy tưởng tượng, ngay cả bản thân tôi, rằng tương lai sẽ không diễn ra như những gì chúng ta vẫn nghĩ. Đại dịch không gây ảnh hưởng nặng nề lên quê hương tôi như nhiều quốc gia khác. Nơi đây đa phần là vùng núi, giao thông hết mực khó khăn với dân số thuộc vào diện nhỏ. Xét tới diện tích đất liền cùng việc nhiều thành phố có thể dễ dàng cô lập bằng lực lượng phòng bị tương đương, chẳng khó để thấy chính phủ nước tôi lạc quan đến thế.. Dân tị nạn mới là vấn đề, hàng triệu người tràn về từ miền đông, hằng triệu! Cả dòng người nối nhau trên miền Baluchistan, khiến kế hoạch chúng tôi bày bố lâm vào ngõ cụt. Đã có quá nhiều nơi bị đại dịch quật đổ, xác sống như thác lũ tiến về những thành phố. Lính biên phòng hoàn toàn ngã gục, những tiền đồn ngập ngụa dưới đàn đàn lớp lớp thây ma. Cửa khẩu không có cách nào đóng lại, trong khi cùng lúc, chúng tôi phải đương đầu với những trận bùng phát ngay trong lòng đất nước. Chúng tôi yêu cầu Pakistan hãy khống chế phía biên giới họ. Họ đảm bảo mình đang dốc hết sức lực bản thân. Chúng tôi biết họ chỉ nói lời dối trá. Phần lớn dân tị nạn đến từ Ấn Độ, tràn qua Pakistan nhằm kiếm tìm nơi chốn an toàn. Đám Islamabad còn chẳng thèm cất lời cản bước. Cơ may nào cho hai nước hợp quân, chung tay triển khai chiến dịch tại một vị trí dễ bề phòng thủ. Tôi biết kế hoạch đó đã nằm sẵn trên mặt bàn. Với ngọn Pab, Kirthar hay dãy Trung Brahui miền Trung Nam Pakistan, chúng tôi có thể cản bước bất cứ dân tị nạn hay đàn xác sống nào toan tiến tới. Nhưng kế hoạch đó sớm đổ bể. Một tay tùy viên quân đội đầu óc hoang tưởng ở lãnh sứ quán nói thẳng vào mặt chúng tôi rằng bất cứ tay lính ngoại quốc nào xuất hiện trong lòng biên giới sẽ là lời tuyên bố chiến tranh. Không hay biết tổng thống nước họ đã từng thấy lời đề nghị từ phía chúng tôi hay chưa. Những nhà lãnh đạo nước tôi chưa từng có cơ hội liên lạc trực tiếp. Anh đã thấy tại sao tôi lại đề cập tới Iran và Ấn Độ. Vì chúng tôi không hề có cái mối quan hệ đó. Những công cụ, máy móc hỗ trợ ngoại giao chưa từng được lắp đặt. Tất cả những gì tôi hay biết là thằng cha đại tá hèn hạ kia đánh tiếng với chính phủ nước mình rằng phía tôi đang ủ mưu thôn tính mấy tỉnh miền Tây. Liệu chúng tôi có thể làm gì đây? Mỗi ngay đi qua là hằng trăm ngàn con người tràn qua biên giới, và trong số đó hẳn có tới mười ngàn ca lây nhiễm. Chúng tôi phải quyết định! Chúng tôi phải tự cứu lấy bản thân!