[Trực tiếp] Smartphone Bphone được sản xuất tại nhà máy

Bomer
  1. Thật tuyệt vời, không thể tin được khi được tham quan "công xưởng" sản xuất cho ra đời những chiếc điện thoại thông tin Bphone của Bkav sáng 19/8/2015

    Kể từ khi ra mắt, Bphone được sản xuất ở đâu, như thế nào luôn là một mối quan tâm lớn trong dư luận. Mặc dù tập đoàn Bkav khẳng định Bphone là chiếc smartphone cao cấp do Bkav làm chủ tất cả các khâu từ thiết kế cơ khí, thiết kế điện tử, phần mềm đến lắp ráp nhưng có nhiều người chưa tin, vì cho rằng Việt Nam không có đủ trình độ thiết kế bảng mạch điện tử (PCB) cho một sản phẩm như smartphone cao cấp.

    Do vậy cũng dễ hiểu khi số lượng người đăng ký tham quan nhà máy sản xuất Bphone lại quá lớn so với con số thực tế đơn vị tổ chức đáp ứng được, với thành phần đăng ký tham gia từ sinh viên đến doanh nhân, giáo viên tới từ khắp mọi miền của tổ quốc, từ Bạc Liêu cho tới Khánh Hòa, Bình Định, TP.HCM, Thái Nguyên, Thanh Hóa.... Vì lẽ đó, Bkav đã quyết định tổ chức tường thuật trực tuyến sự kiện này tại: http://eMeeting.vn/Bphonehttps://Youtube.com/BphoneVietNam

    Buổi truyền hình trực tuyến này diễn ra từ 3 điểm cầu: Tại trụ sở tập đoàn ở Cầu Giấy, đây là nơi nghiên cứu thiết kế; nhà máy cơ khí ở Mỹ Đình là nơi chế tạo các linh kiện và điểm cầu cuối cùng là nhà máy điện tử ở Phạm Hùng, nơi lắp ráp trực tiếp Bphone.


    Trước Bkav, đã có nhiều doanh nghiệp tổ chức mời báo chí và dư luận thăm nhà máy sản xuất, nhưng đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, một doanh nghiệp truyền hình trực tiếp chuyến tham quan về dây chuyền nhà máy, quy trình sản xuất tới rộng rãi công chúng theo dõi. Đáng chú ý, Bkav sẽ sử dụng toàn bộ công nghệ và dịch vụ của Bkav để phục vụ sự kiện này theo đúng "chất" của một hãng công nghệ "trọn gói".
    ----------------------------------------------------
    Sau đây là diễn biến chính của buổi tham quan Bphone sáng nay:

    10h10: Sau khi tham quan bộ phận thiết kế và nghiên cứu, khách tham đã có dịp ghé thăm nhà máy cơ khí của Bphone cách trụ sở Bkav không xa.

    [​IMG]
    • Tại đây, đại diện nhà máy cơ khí của Bkav đã trực tiếp chia sẻ chi tiết với khách mời về quy trình gia công và chế tác cơ khí Bphone. Theo đó, quy trình chế tác cơ khí này trải qua 12 giai đoạn, ví dụ: ép nhựa tạo kết nối cho khuôn, phay CNC, bo viền ngoài, gia công nút nguồn, nút volmume, vị trí đặt loa,... chuyển qua công đoạn xử lý bề mặt, tạo ra bề mặt nhám bên ngoài và tiếp đó là công đoạn phay CNC cắt đứt các chi tiết bên trong để hoàn thiện. Sau đó, cắt laser các lỗ bắt vít để tăng độ dẫn điện...
    [​IMG]
    • Sai số gia công tổng hợp tới giai đoạn cuối sẽ đạt mức 0.02mm, tức 2%mm, rất tinh xảo và trước đó không có công ty nào ở Việt Nam đạt được cho tới khi Bkav chinh phục cột mốc này để tạo ra thiết kế tinh xảo với đường phay kim cương, chất lượng xử lý bề mặt rất trau chuốt.

    9h15. Tại Bộ phận Thiết kế điện tử của Bphone, ông Tạ Minh Hoàng, Giám đốc Sản phẩm Di động của Bkav cho biết, các kỹ sư tại đây đã phải xử lý và tính toán sao cho 200 chi tiết điện tử này kết nối với nhau như RAM, SoC, các linh kiện thụ động như điện trở, các linh kiện RF,... bằng 12.000 đường dây dẫn có tổng độ dài khoảng 1000cm, tất cả được bó gọn trong bo mạch mỗi chiều chỉ khoảng 5cm (khoảng 2 đốt ngón tay).

    • Nhiều chuyên gia điện tử nhận định, ở Việt Nam chưa có chuyên gia điện tử nào thiết kế được bo mạch điện tử tinh vi cỡ đó, nhưng các kỹ sư Bphone đã hiện thực hóa điều này. Ngoài ra, ông Hoàng cho biết, phía Bkav đã chọn lựa những linh kiện hàng đầu cho sản phẩm này.​

    [​IMG]
    • Ông còn chia sẻ thêm, trong quá trình tìm kiếm các nhà cung cấp linh kiện, đã có nhiều lần đối tác gợi ý họ sẽ cung cấp sẵn mẫu gia công cho Bkav và công ty chỉ cần "gắn mác" vào bán ra là xong. Nhưng ngay từ đầu, khi bắt tay vào dự án, đội ngũ sản xuất Bphone không biết liệu khi nào sẽ xong nhưng CEO của Bkav, ông Nguyễn Tử Quảng chỉ đạo cương quyết đi đến cùng.​

    [​IMG]
    Trên bo mạch này, có chứa tới hàng trăm linh kiện với chiều dài dây dẫn lên tới 1000cm.
    • Sau gần 5 năm bắt tay vào dự án, phiên bản đầu tiên (không chạy tính năng nào đã phải mất tới 1 năm), phiên bản tiếp theo chỉ vài tính năng hoạt động... và tới phiên bản cuối cùng mới chính thức tới tay người tiêu dùng. Qua đó, đội ngũ thiết kế của Bphone cùng các bộ phận khác đã vượt qua các thách thức đó để làm chủ toàn bộ quy trình thiết kế và công nghệ để tạo ra Bphone.​

    • Sau khi đã có thiết kế cơ khí và điện tử tốt, bước tiếp theo là thiết kế firmware, đây là trình điều khiển đảm nhận kết nối giữa các linh kiện điện tử để cho ra sản phẩm tối ưu với các hiệu chỉnh. Đơn cử như việc tối ưu âm thanh, kỹ sư Vũ Việt Cường cùng đội ngũ thiết kế phải nghe thử và so sánh mẫu để tạo ra âm thanh trung thực nhất cho Bphone.​

    [​IMG]
    • Tiếp đó, ông Lâm Hồng Quang, Giám đốc sản phẩm Mobile của Bkav chia sẻ với khách mời về "linh hồn của Bphone" (BOS) đã được tạo ra như thế nào.
    • Với yêu cầu: Tốt hơn iOS, nhưng phải mở như Android. Chính vì thế đội ngũ thiết kế Bkav đã tối ưu Android và xây dựng BOS dựa trên kiến trúc Android.
    [​IMG]
    Cấu trúc hệ điều hành Bphone dựa trên nền tảng Android (dựa trên Linux Kernel)
    • Trên mạng đã từng nổ ra tranh cãi liệu BOS có khác gì một launcher khác của Android. Ông Quang cho biết, khác với các launcher hay hệ điều hành gốc Android. Đội ngũ thiết kế BOS của Bphone đã dựa trên nền tảng kernel Linux để phát triển và thiết kế lại firmware cho phần cứng như driver cho camera, âm thanh…
    [​IMG]
    • Tiếp tới, phần lõi của hệ điều hành là framework ứng dụng, để tạo ra sự khác biệt và tối ưu cho Bphone, đội ngũ thiết kế Bkav đã xây dựng lại framework cho Bphone như phần quản lý chế độ không làm phiền, quản lý các cửa sổ thông báo…
    • Một điều thú vị mà Bkav tiết lộ trong đợt tham quan này là bộ giao diên launcher của Bphone đã được trau chuốt kỹ lưỡng và khối lượng công việc khổng lồ, với hơn 5000 bản thiết kế và hàng ngàn icon, bộ icon launcher của BOS được thiết kế và duyệt trong vòng... 3 năm với hàng chục phiên bản khác nhau.
    • Tiếp đến, khách tham quan được mời di chuyển tới nhà máy cơ khí của Bphone.

    9h00. Ông Vũ Thanh Thắng, phó chủ tịch Bkav tiếp tục giới thiệu với khách mời về thiết kế cơ khí của Bphone với khoảng 200 chi tiết cơ khí cấu thành, chi tiết bằng kính, chi tiết bằng nhựa, chi tiết dập, chi tiết về tản nhiệt, keo dính… tất cả được xếp gọn vào một chiếc điện thoại có độ dày chỉ 7.5mm, đòi hỏi kinh nghiệm chuyên sâu của các kỹ sư hàng đầu thế giới.

    - Tiếp đến, ông Thắng mời khách tham quan ghé qua Bộ phận thiết kế điện tử của Bphone.

    [​IMG]

    8h50: Tại bộ phận thiết kế của Bphone, ông Hoàng Mạnh CườngGiám đốc thiết kế kiểu dáng của Tập đoàn Bkav giới thiệu với khách tham quan về quy trình thiết kế kiểu dáng công nghiệp nói chung và thiết kế tối giản của Bphone.

    [​IMG]

    [​IMG]
    • Ông Cường cũng chia sẻ về quy trình thiết kế 6 bước của Bphone bao gồm: Phân tích thiết kế > lên mô hình > duyệt thiết kế mô hình > Gia công mô hình > Hoàn thiện mô hình > Hoàn thiện tài liệu.
    • Tại đây, lần đầu tiên, phía Bkav cũng giới thiệu sơ lược về những mẫu phác thảo đầu tiên của Bphone từ 4 năm trước. So với những mẫu đời đầu, phiên bản cuối cùng của Bphone đã được tinh chỉnh rất nhiều, điển hình là độ cong ở 2 đầu máy.


    8h45. Các khách mời rời khỏi điểm tập kết để chuyển qua tham quan địa điểm đầu tiên, chính là bộ phận phần mềm của Bphone, ngay tại trụ sở Bkav.

    [​IMG]


    8h35. Ông Bạch Thành Lê, Phó Chủ Tịch Bkav đã đăng đàn chào mừng và giới thiệu thông tin sơ bộ về buổi tham quan.

    [​IMG]
    • Ông chia sẻ về thiết kế Bphone "càng ngắm càng yêu" và sau đó giới thiệu về các địa điểm tham quan.​

    • Đầu tiên là nhà máy thiết kế cơ khí, với hơn 200 chi tiết cơ khí được đưa vào một tiết diện nhỏ cỡ Bphone. Cuối cùng là nhà máy cơ khí, tại đây có những chi tiết được phay trực tiếp hoặc phải phôi, khách mời sẽ được tham quan quy trình xử lý cơ khí.​

    • Tiếp đến là tham quan nơi thiết kế điện tử, chúng ta sẽ có dịp theo dõi bo mạch Bphone được thiết kế như thế nào. Ông Lê cho biết, có tới 10 lớp bo mạch trên một bề dày chỉ 0,8mm với những linh kiện tốc độ cao kết nối với nhau, với khoảng 600 linh kiện điện tử được đưa vào bo mạch với mỗi chiều chưa đầy 5cm của Bphone.​

    • Sau cùng, khách mời tới tham quan bộ phận phần mềm, đây là nơi các kỹ sư Bkav đã làm việc hơn 5 năm qua để nghiên cứu và phát triển hệ điều hành BOS, linh hồn của Bphone. Đây là bộ phận đặt tại trụ sở Bkav và cũng sẽ là điểm đến đầu tiên của buổi tham quan sáng nay.​

    Theo VnReview
    (Đang Cập Nhật)


Chia sẻ trang này

Tin mới nhất