Trải nghiệm Kiếm Khách – Hậu sinh nhưng “khó” khả úy

leco94

Hồ sơ game

Đánh Giá:
0 0 phiếu
  1. Kiếm Khách liệu có gây được tiếng vang và thành công như Hiệp Khách hay không, hãy cùng Gamehub đi tìm lời giải cho câu hỏi này nhé

    Vậy là cuối tháng này, Kiếm Khách của VTC Mobile sẽ chính thức được phát hành. Vào ngày 19 tháng 8, nhà phát hành này đã mở cửa thử nghiệm giới hạn người chơi. Trước khi tận mục sở thị tựa game này, Gamehub đã có một buổi trải nghiệm phiên bản “gốc” của Kiếm Khách với tên gọi Tam Kiếm Hào 2, và nếu đặt lên bàn cân Tam Kiếm Hào 2 với người anh tiền nhiệm Tam Kiếm Hào thì người chơi sẽ có một cái nhìn rõ nét nhất về sự hơn kém giữa hai tựa game này.

    [​IMG]

    Tam Kiếm Hào đã được phát hành và gây được tiếng vang tại thị trường Việt Nam với tên gọi Hiệp Khách và được phát hành bởi Gamota. Thành công của Hiệp Khách tại Việt Nam là điều không hề khó hiểu khi chính phiên bản Tam Kiếm Hào cũng tạo nên một hiệu ứng “dữ dội” tại thị trường Trung Quốc. Một tựa game mobile hành động hoành tráng với tổng thể là sự hòa trộn một cách hợp lý giữa nội dung, hình ảnh và gameplay để tạo nên một tựa game “không thể bỏ qua”.

    [​IMG]

    Thông thường, phiên bản sau sẽ được đầu tư mạnh mẽ hơn phiên bản trước. Đó như là một sự thật không thể chối cãi. Tuy nhiên không phải cứ đầu tư mạnh mẽ hơn thì sẽ thành công hơn. Không chỉ ở lĩnh vực game mà còn nhiều lĩnh vực nghệ thuật, giải trí khác đều minh chứng cho điều này. Và nếu xét riêng tại thị trường Trung Quốc, so sánh hai phiên bản Tam Kiếm Hào ( Hiệp Khách) và Tam Kiếm Hào 2 (Kiếm Khách), chúng ta sẽ có ngay một cái nhìn rõ nét nhất.

    [​IMG]

    Kiếm Khách vẫn là một tựa game thuộc thể loại nhập vai hành động (ARPG), vẫn được xây dựng trên một nền tảng đồ họa 3D hiện đại với những kiểu thiết kế và tạo hình như cũ. Song có vẻ như Kiếm Khách đã đi vào lối mòn khi không tạo nên được một bước đi đột phá hơn so với những gì mà Hiệp Khách đã mang lại, không chỉ ở thị trường Trung Quốc mà còn có thể ngay tại thị trường Việt Nam. Nếu như Hiệp Khách gây ấn tượng với người chơi bởi một nền tảng đồ họa sống động, tươi sáng với một chất lượng hình ảnh cực cao, đủ để làm vừa lòng những game thủ khó tính. Hình ảnh trong game rực rỡ, sáng sủa và sắc nét, mọi chất liệu đều được hiện hữu một cách rõ ràng, tỉ mỉ và chân thực thì xem ra điều này không được thực hiện tốt hơn trong phiên bản tiếp theo, thậm chí còn không thể sánh bằng.

    [​IMG]

    Kiếm Khách hay Tam Kiếm Hào 2 mặc dù vẫn được kiến tạo trên một nền tảng đồ họa tương tự, song game gây mất thiện cảm với người chơi bởi một chất liệu hình ảnh không được xuất sắc. Màu sắc trong Kiếm Khách mang một phong cách trầm, tối. Chính điều này đã phần nào khiến game không được thực sự tối ưu. Thêm vào đó, chất lượng hình ảnh không cao như phiên bản tiền nhiệm cũng khiến Kiếm Khách khó có thể vượt mặt người anh em của mình. Và minh chứng rõ rệt nhất tại thị trường Trung Quốc là Tam Kiếm Hào 2 dù vẫn sử dụng thương hiệu Tam Kiếm Hào song không được thực sự thành công như phiên bản trước.

    [​IMG]

    Nếu như Hiệp Khách còn thu hút người chơi dựa vào chất lượng đồ họa cao và đặc biệt là hệ thống các chiêu thức võ thuật và kỹ năng được tái hiện vô cùng sống động và đẹp mắt tạo được cảm giác hoành tráng và thu hút nhãn quan của người chơi. Thì đối với Kiếm Khách, mọi thứ đã có vẻ như đi vào lối mòn khi mọi chiêu thức trong game đều không tạo được sự đột phá và không có một sức sáng tạo đúng nghĩa. Người chơi sẽ có cảm giác như mọi chiêu thức trong game đều đã từng gặp ở nhiều tựa game nào đó rồi.

    [​IMG]

    Về gameplay, mặc dù cả hai phiên bản đều theo cơ chế nhập vai hành động ARPG song Hiệp Khách mang đến một cảm giác chặt chém tốt hơn và kịch tính hơn. Điều này phần nào được mang lại nhờ vào hệ thống chiến đấu và kỹ năng như đã đề cập ở trên. Tam Kiếm Hào 2 có bốn lớp nhân vật là Cẩm Y, Đường Môn, Võ Đang và Thiếu Lâm. Đây là các môn phái đã thuộc dạng “nhờn mặt” đối với các game thủ. Mỗi một môn phái là một đặc trưng về thiên hướng tấn công (ngoại hay nội công), một phẩm chất và đặc trưng riêng về chiêu thức, vũ khí. Trong mỗi môn phái lại chia thành nhiều đường phát triển gọi là hệ thống hiệp khách được phân chia thành bốn đường khác nhau là công, phòng, bổ, khống.

    [​IMG]

    Hệ thống hiệp khách này chính là hệ thống tổ, đội mà người chơi có thể chọn lựa và phát triển sau khi nhập môn phái. Trong chiến đấu, game thủ vẫn sẽ có một phím chiến đấu cơ bản bên cạnh bốn phím chiêu thức sẽ mở dần theo cấp độ của nhân vật. Cùng với đó, tính năng auto được trang bị ngay từ đầu dành cho những người chơi không có nhiều thời gian cày cuốc.

    Như vậy, bạn đọc đã có một cái nhìn khái quát nhất về Kiếm Khách khi so sánh với phiên bản Hiệp Khách. Dẫu không phải là một tựa game dở, song Kiếm Khách hay Tam Kiếm Hào 2 không thực sự xuất sắc như phiên bản tiền nhiệm. Hãy cùng chờ đến cuối tháng này, khi game được chính thức ra mắt rộng rãi, liệu Kiếm Khách có tạo nên được một “hiện tượng” game ARPG như Hiệp Khách hay không nhé.​



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất