Tổng hợp những xu hướng sai lầm trên Smartphone

Bomer
  1. Cùng điểm lại nhiều xu hướng sai lầm và những cuộc dua với những cạnh tranh vô ích dành cho smartphone của các hãng di động lớn.

    Việc mạnh dạn áp dụng những ý tưởng mới cho những chiếc điện thoại tất nhiên tồn tại không ít rủi ro nhưng đó là cái giá để có được trái ngọt trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như di động.​

    Đang là tâm điểm của thế giới công nghệ thế nên mỗi bước thay đổi trên smartphone luôn được nhận được nhiều sự quan tâm của những chuyên gia cũng như một lượng không nhỏ các tín đồ. Thế nhưng, đôi lúc làng di động cũng bước sai đường.​

    1. Màn hình 4K thừa thãi

    Khi thấy những smartphone sở hữu màn hình 2K bắt đầu xuất hiện trong năm nay, Qualcomm, hãng sản xuất chip di động hàng đầu thế giới đã vin vào đó cho rằng, màn hình 4K sẽ bùng nổ trong năm sau. Song đối với nhiều người, màn hình 2K đã là một sự phí phạm tài nguyên phần cứng chứ chưa nói gì đến màn hình 4K.


    [​IMG]

    Không thể phủ nhận rằng khi chúng ta so sánh màn hình 720p và màn hình 1080p, sự khác biệt về chất lượng hiển thị, độ sắc nét là rất dễ nhận ra nhưng càng lên cao, sự khác biệt càng khó thấy được. Với khoảng cách nhìn thông thường từ mắt người đến màn hình smartphone, gần như bạn sẽ rất khó cảm nhận chính xác sự vượt trội của màn hình 4K với mật độ điểm ảnh trên 800 ppi so với màn hình 1080p.​

    Mặt khác, nói một cách sơ bộ thì bạn khó có thể phát hiện được các điểm ảnh riêng lẻ trên màn hình 5-inch 1080p ở khoảng cách 8-inch, đúng với tầm mắt thông thường. Tuy nhiên, với màn hình 4K thì khoảng cách này rút ngắn xuống còn 4-inch, quá gần so với tầm mắt quan sát thông thường. Đối với những chiếc tablet 10-inch, khoảng cách nhận diện được các điểm ảnh trên màn hình độ nét cao UHD là 7,5-inch, khá là gần. Còn với màn hình 10-inch 1080p là 15,5-inch.​


    [​IMG]

    Ngoài ra, với số lượng điểm ảnh gấp vài lần lượng điểm ảnh của màn hình Full HD vi xử lý đồ họa trên smartphone sẽ phải làm việc "cực nhọc" hơn và cần phải được đảm bảo mạnh mẽ hơn nếu muốn các ứng dụng đồ họa chạy mượt mà. Hiện nay, những vi xử lý đời mới vẫn có thể đủ sức gánh vác màn hình độ phân giải siêu cao nhưng một vấn đề muôn thủa khó giải quyết đó là thời lượng pin. Mặt khác, nó cũng góp phần làm tăng chi phí và giá bán sản phẩm, điều mà không một người dùng nào mong muốn. Vậy nên tốt nhất là các ông lớn công nghệ nên đầu tư sức lực vào những nâng cấp cần thiết cho điện thoại như màn hình siêu tiết kiệm pin thay vì chỉ chạy đua lấy tiếng với các khách hàng.

    2. Thiết kế siêu mỏng: Đẹp nhưng kém bền

    Đối với một smartphone, người dùng thường chú ý tới hình thức chứ ít khi quan tâm tới độ bền vì điều này chỉ có thể được kiểm chứng sau một thời gian sử dụng. Apple quả là một người nghệ sĩ với "kiệt tác" iPhone sở hữu thiết kế nhôm nguyên khối sang trọng, lạnh tay, thiết kế siêu mỏng hay lớp vỏ màu vàng sâm panh đẳng cấp. Tuy nhiên, chính thiết kế quá mỏng kết hợp cùng vật liệu nhôm kém bền vững là nguyên do khiến iPhone 6 bị ca thán bởi chúng quá dễ bị cong khi người dùng bỏ vào túi quần sau. Không ít người dùng vướng phải, báo giới và các đối thủ của Táo Khuyết cũng đã tốn không ít chữ để châm biếm rắc rối này.


    [​IMG]

    Dẫu vậy, vấn đề của iPhone mới chỉ là sự khởi đầu bởi nó đã bắt đầu cho một trào lưu thiết kế siêu mỏng khác của các nhà sản xuất trong đó có sự tham gia của một vài tên tuổi. Xu hướng này đã và đang làm nhiều người đặt câu hỏi về khả năng chịu lực của những smartphone siêu mỏng trên khi mà độ bền của chất liệu cấu thành vẫn chưa được làm rõ. Ngoài iPhone, một số người dùng của Sony cũng đã từng rơi vào cảnh ngộ tương tự với chiếc Xperia Z1 bỗng dưng bị cong.
    [​IMG]

    Thật may là các hãng sản xuất đều ý thức được vấn đề này và thay đổi. Trong tương lai, Apple sẽ tiến hành sử dụng vật liệu kim loại mỏng cho sản phẩm của mình nhằm khắc phục những rắc rối về cong vênh gây ra. Tuy nhiên, vẫn còn một "bài toán khó" cho kiểu dáng siêu mỏng là thời lượng pin. Chẳng gì có thể đảm bảo rằng những smartphone "lá liễu" được trang bị nguồn năng lượng dồi dào, thứ mà smartphone ngày nay luôn thiếu. Điều này chỉ có thể giải quyết được bằng những tiến bộ tới từ công nghệ pin song câu hỏi đặt ra vẫn là "Đến bao giờ?" bởi hiện tại smartphone và cục sạc vẫn cứ là đôi bạn thân. Cho đến khi áp dụng những chất liệu bền vững hơn và công nghệ pin đạt được những thành tựu nhảy vọt thì thiết kế siêu mỏng vẫn là đánh đổi mà những hãng công nghệ cần hết sức cân nhắc.​

    3. Màn hình quá to

    Smartphone vẫn chỉ là những thiết bị cầm tay nhưng một số hãng sản xuất dường như đã quên mất điều này khi cố gắng làm lớn kích thước màn hình nhằm bắt kịp yêu cầu của các thượng đế. Hiển nhiên, màn hình lớn có thể đem lại nhiều trải nghiệm tốt hơn cho người dùng nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó. Khi giới hạn bị phá vỡ, thứ mà nhiều người vẫn nói vui rằng "chiếc dép úp lên mặt" đã ra đời. Mặc dù yêu hay ghét là tùy vào cảm nhận của mỗi người là khác nhau nhưng khó có thể phủ nhận rằng một chiếc smartphone màn hình quá lớn chắc chắn sẽ bất tiện trong nhiều trường hợp.​

    [​IMG]

    Quá khứ đã chứng minh, những smartphone vượt rào phablet với màn hình lớn hơn 6 inch đều đã phải chuốc lấy thất bại. Có thể kể đến là Xperia Z Ultra hay Huawei Ascend Mate với doanh số bán hàng "èo uột". Trong trào lưu phablet, để không làm ảnh hưởng tới kích thước tổng thể, một số nhà sản xuất đã khôn khéo tối ưu hóa diện tích màn hình với viền siêu mỏng để cho ra lò được những smartphone sở hữu màn hình to mà vẫn thon gọn trong lòng bàn tay của người dùng LG G2, LG 3 là các ví dụ điển hình. Để thành công chúng ta cần nhiều thứ nhưng cũng chỉ vì lỡ chân bước qua một lằn ranh nào đó, kết quả đã tồi tệ đi rất nhiều.​

    Tạm kết

    Nhằm tạo sức hấp dẫn với khách hàng, các nhà sản xuất luôn muốn mình là người đi đầu trong những xu hướng. Tuy nhiên, không phải lối đi nào cũng dẫn đến thành công và hiếm có thành công nào không phải là đứa con của một bà mẹ thất bại nào đó. Việc mạnh dạn áp dụng những ý tưởng mới cho những chiếc điện thoại tất nhiên tồn tại không ít rủi ro nhưng đó là cái giá để có được trái ngọt trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như di động.​

    Theo GenK


Chia sẻ trang này

Tin mới nhất