Tổng hợp 8 tính năng mong chờ ở smartphone 10 năm trước

Bomer
  1. Nhiều ứng dụng trong số này đã trở thành những yếu tố chuẩn mực mà bất kì chiếc smartphone nào muốn ra mắt thị trường cũng cần phải có.

    Những smartphone đầu tiên mang đến luồng gió mới, nhưng chúng hạn chế về tính năng, chưa thể hỗ trợ người dùng tốt như máy tính cá nhân.

    Đến 2013, doanh số smartphone tăng nhanh. Ranh giới giữa điện thoại thông minh và máy tính đến lúc này gần như bị xóa mờ. Màn hình độ phân giải cao, chip xử lý mạnh mẽ và bộ nhớ trong lớn cho phép smartphone hiện nay có thể thực hiện nhiều chức năng mà máy tính nào cũng làm được.
    Dưới đây là 8 tính năng điện thoại thông minh từng ao ước có được vào 10 năm trước:

    1. Cảm ứng đa điểm


    Hiện tại, rất khó để tìm smartphone không sử dụng màn hình cảm ứng. Nhưng hầu hết các mẫu điện thoại thông minh cách đây 10 năm đều không có màn hình chạm độ nhạy cao. Công nghệ cảm ứng điện trở trên smartphone đời đầu cho độ chính xác không cao.

    Chúng không hỗ trợ cảm ứng đa điểm. Người dùng phải sử dụng phím bấm vật lý để tương tác. iPhone đời đầu (ra mắt 1/2007) là thế hệ smartphone đầu tiên sử dụng màn hình cảm ứng đa điểm.

    [​IMG]
    HTC Universal - smartphone chạy Windows Mobile, ra mắt năm 2005 với màn hình cảm ứng có độ phân giải VGA 640 x 480 pixel.

    2. Camera không thua gì máy ảnh chuyên nghiệp


    Chất lượng hình ảnh và video quay được từ camera của smartphone đã cải tiến nhiều trong suốt thập kỷ qua. Năm 2005, khi nhắc đến khả năng chụp ảnh trên điện thoại, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Nokia với các đại diện tiêu biểu như N90 hay N70 chạy trên nền Symbian.

    Cả hai thiết bị này đều sở hữu bộ cảm biến 2 MP cho ảnh chụp độ phân giải 1.600 x 1.200 pixel và quay video 352 x 288 pixel. Tuy nhiên, thông số đó chưa đủ để cạnh tranh với các máy ảnh Point and Shoot (PnS). Đến 2015, hầu hết smartphone cao cấp trên thị trường đều có thể tạo ra những bức ảnh có chất lượng không thua gì các máy ảnh compact chuyên dụng. Khả năng quay video cũng được các nhà sản xuất cải thiện đáng kể. Sau đó, 4K trở thành tiêu chuẩn quay video đối với camera của những dòng smartphone cao cấp.

    [​IMG]
    N70 từng là niềm tự hào của Nokia trong phân khúc điện thoại chuyên chụp ảnh số.

    3. Mạng di động tốc độ cao


    Dù 2005, mạng 3G đã xuất hiện nhưng tốc độ truyền tải dữ liệu của nó vẫn bị giới hạn bởi chuẩn mạng CDMA2000 và UMTS. Những chiếc điện thoại đầu tiên được trang bị kết nối HSDPA đến từ Samsung với tên mã SCH-W200.

    Hiện tại, nhờ LTE và các chip xử lý hỗ trợ kết nối mạng này, tốc độ truyền tải dữ liệu trên smartphone có thể đạt đến hàng trăm megabite mỗi giây (về mặt lý thuyết).

    [​IMG]
    Moto E thế hệ 2 là một trong những smartphone hỗ trợ mạng LTE rẻ nhất trên thị trường (khoảng 150 USD).

    4. Bộ nhớ trong lớn hơn


    Khoảng 2005, việc có hơn 1 GB (hoặc 512 M8-) bộ nhớ trong đối với một chiếc điện thoại thông minh là điều không tưởng. Đa phần người dùng chỉ có thể sở hữu tối đa 128 MB bộ nhớ trong (thậm chí ít hơn) để lưu trữ. Đồng thời, thẻ nhớ khi đó cũng chưa thể chạm đến mức GB.

    Đến nay, các thiết bị có dung lượng bộ nhớ trong 16 GB (hoặc 32 G8-) đồng thời hỗ trợ mở rộng bằng thẻ microSD gần như phổ biến. Thiết bị có dung lượng bộ nhớ trong tốt nhất hiện nay có thể lưu trữ đến 128 GB.

    [​IMG]
    Bộ đôi siêu phẩm Galaxy S6 và S6 Edge của Samsung đều được trang bị bộ nhớ trong lên đến 128 GB.

    5. Cảm biến vân tay


    Hiện tại, người dùng chưa sử dụng nhiều chức năng nhận dạng vân tay, nhưng công nghệ này hiện phổ biến với sự góp mặt của nhiều nhà sản xuất tên tuổi. Tính năng bảo mật Touch ID do "Quả táo" phát triển được giới thiệu cùng iPhone 5S vào năm 2013.

    Tiếp đó, Samsung tích hợp máy quét vân tay lên Galaxy S5 trong năm 2014. Tuy nhiên, LG Expo (ra mắt năm 2009) mới là smartphone đầu tiên trên thế giới được trang bị máy quét dấu vân tay.


    [​IMG]
    iPhone 6 và công nghệ bảo mật dấu vân tay Touch ID.

    6. Thanh toán di động


    Nhờ tính năng kết nối không dây trong phạm vi gần (NFC), người dùng smartphone hiện có thể thanh toán khi mua hàng tại một số địa điểm. Google Wallet và Apple Pay là hai dịch vụ thanh toán di động đang có mặt trên thị trường.

    [​IMG]
    Trong khi đó, Samsung dự kiến ra mắt hệ thống của mình ngay trong mùa hè tới với tên gọi Samsung Pay. Một người dùng iPhone 6 đang thử trải nghiệm Apple Pay.

    7. Các ứng dụng, dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe


    Những smartphone ra mắt gần đây đều tập trung vào việc hỗ trợ người dùng tập thể dục và chăm sóc sức khỏe.

    Đó là lý do vì sao trên thị trường dần xuất hiện những thiết bị di động được tích hợp bộ cảm biến theo dõi nhịp tim. Ngoài ra, nhiều ứng dụng và dịch hỗ trợ lĩnh vực này cũng được nhà sản xuất cài sẵn trên máy như Google Fit, Samsung S Health và Apple Health. Tuy nhiên, cách đây 10 năm, nằm mơ họ cũng không thể có cơ hội trải nghiệm tính năng này.


    [​IMG]
    Tính năng Samsung S Health trên Galaxy S6 Edge.

    8. Live Streaming


    Thực tế là smartphone hiện nay có thể ghi âm với chất lượng khá tốt, quay video cùng với kết nối mạng chuẩn LTE, HSPA + hoặc Wi-Fi, cho phép người dùng truyền hình trực tiếp ngay cả khi đang di chuyển.

    Vì vậy, các ứng dụng hỗ trợ live streaming như Meerkat ha Periscope dần trở nên phổ biến.

    [​IMG]
    Giao diện ứng dụng video streaming Periscope dành cho người dùng iPhone.

    Theo Zing News


Chia sẻ trang này

Tin mới nhất