Tổng hợp 11 sản phẩm 'chết yểu' của Microsoft

Bomer
  1. Phần lớn những sản phẩm "chết yểu" của Microsoft đều do không nắm bắt chính xác thời cơ phát triển và một phần bởi hãng có thể đã không nhìn nhận chính xác về tiềm năng của sản phẩm.

    Không phải mọi sản phẩm mang thương hiệu của Microsoft đều thành công. Có những sản phẩm thất bại do Microsoft không biết nắm bắt thời cơ và để cơ hội thể hiện vụt mất.

    [​IMG]


    Sẽ không hề nói quá khi cho rằng, những sản phẩm trong danh sách này có thể đã là những mặt hàng phổ biến nhất nếu Microsoft tiếp tục duy trì và phát triển. Nhưng một trong số những sự thất bại đó đôi khi lại là khởi nguồn cho các sản phẩm thành công sau này của Microsoft.

    Microsoft Portrait


    Thời điểm phát hành: Cuối những năm 1990

    [​IMG]


    Đây là phần mềm hội nghị sử dụng video chất lượng thấp ra mắt trước Skype và FaceTime. Thế nhưng nó dần bị rơi vào dĩ vãng và nhường chỗ cho dịch vụ gọi điện video Skype (đã được Microsoft mua lại) với hơn 3 tỷ phút gọi được thực hiện mỗi ngày.

    Terraserver


    Thời điểm phát hành: 1997

    [​IMG]


    Về cơ bản, Terraserver giống như một phiên bản khác của Google Earth, trước cả khi Google nghĩ đến việc sẽ xây dựng một dịch vụ bản đồ số thành công như hiện nay. Thông qua phần mềm Terraserver, người dùng có thể nhìn thấy nhà bạn, nhà hàng xóm hoặc một nơi bạn chưa từng bao giờ thấy qua hình ảnh vệ tinh. Tuy vậy, phần mềm này đã bị Microsoft khai tử vào 1999 do nhận thấy không có nhiều tiềm năng phát triển. Và chỉ 5 năm sau đó tức 2004, Google Earth ra đời và chiếm lĩnh toàn bộ thị phần bản đồ trực tuyến trên mạng Internet.

    MSN Messenger


    Thời điểm phát hành: 1995

    [​IMG]


    Có thể coi MSN Messenger là mạng xã hội đầu tiên trên thế giới. Ở đó, mọi người có thể gặp gỡ và trò chuyện với nhau khá dễ dàng.

    Hơn 10 năm trước, khi đó Mark còn đang xây dựng Facebook, những khách hàng của Microsoft đã quá quen với việc đặt trạng thái và gửi tin nhắn tức thời (IM) cho nhau. Những điều sau này đã trở thành niềm cảm hứng cho sự ra đời của Twitter vào 2006 cùng nhiều mạng xã hội khác. MSN Messenger đã ngừng hoạt động từ 2012.

    Windows Mobile


    Thời điểm phát hành: 2000

    [​IMG]


    Windows Mobile là hệ điều hành smartphone đầu tiên ra mắt trên thị trường đại chúng. Hệ điều hành này cũng được sử dụng trên các thiết bị cao cấp, một trong số đó đến từ HTC. Windows Mobile có một chợ ứng dụng, một trình duyệt riêng và khả năng tương tác cảm ứng.

    Tuy vậy, Microsoft đã ngừng hỗ trợ nền tảng hệ điều hành này khi chuyển sang một hướng đi mới, phát hành Windows Phone 7 vào 2012.

    PC kiêm tablet


    Thời điểm phát hành: 2002

    [​IMG]


    Bạn có tin Microsoft đã từng ra mắt PC kiêm tablet? Sản phẩm này có thể chạy tất cả các ứng dụng Windows XP và sử dụng đi kèm được với bút stylus. Gã khổng lồ xứ Redmond chưa bao giờ chính thức công khai đóng cửa dự án nghiên cứu sản phẩm này, bằng chứng là những chiếc Surface vẫn ra mắt. Tuy nhiên, sản phẩm đã dần trôi vào dĩ vãng khi chẳng còn mấy ai muốn sử dụng trên tay một sản phẩm cồng kềnh như vậy cùng những tính năng bó hẹp.

    Microsoft Mail


    Thời điểm phát hành: 1991

    [​IMG]


    Microsoft Mail cho phép người dùng có thể gửi và nhận tin nhắn trên mạng nội bộ. Đây có thể coi là hình thức đầu tiên của email. Microsoft đóng cửa dịch vụ này vào hồi cuối những năm 1990.

    Sự thật là cho đến nay, hầu hết người dùng Internet đều có ít nhất một tài khoản email. Dịch vụ mail Outlook hiện tại đã có hơn 400 triệu người dùng, trong khi Gmail của Google hơn 450 triệu người dùng. Đó chắc chắn là một miếng ngon lớn mà Microsoft đã để rơi vào tay Google.

    Microsoft Bob


    Thời điểm phát hành: 1995

    [​IMG]


    Đây là một giao diện người dùng đồ họa cho Windows 3.1 phát hành vào 1992 và Windows 95 ra mắt vào 1995. Microsoft Bob cung cấp một giao diện đồ hoạ dễ hiểu giúp Windows và PC đến gần hơn với số đông người dùng.

    Trước khi Microsoft Bob ra đời, các máy tính Windows thường sử dụng giao diện dòng lệnh với các dòng chữ hiển thị trên màn hình.

    Đồng hồ thông minh Timex DataLink


    Thời điểm phát hành: 1994

    [​IMG]


    Đồng hồ thông minh Timex Datalink là một sản phẩm hợp tác phát triển giữa Microsoft và hãng Timex. Đồng hồ được trang bị cho các nhà du hành vũ trụ NASA bao gồm màn hình sử dụng đèn LED, có camera ở mặt trên và logo Microsoft ở dưới.

    Nhìn nhận lại thị trường đồng hồ thông minh hiện đang phát triển rầm rộ như hiện nay, có thể thấy Microsoft thực sự đã bỏ lỡ một thị trường béo bở từ cách đây hơn chục năm.

    MSN TV


    Thời điểm phát hành: 1996

    [​IMG]

    Tiếp tục là một sản phẩm thất bại khác của Microsoft. Sau khi mua lại WebTV Networks vào 1995 với giá khoảng 425 triệu USD và phát hành MSN TV, mẫu smart TV đầu tiên được trang bị kết nối Internet và có thể duyệt web. Gần chục năm sau, Microsoft lại phải đưa ra một quyết định cay đắng khi cho "khai tử" mẫu sản phẩm này vào 2013.

    Microsoft Courier


    Thời điểm phát hành: Chưa bao giờ ra mắt

    [​IMG]


    Tại sao lại chưa bao giờ ra mắt. Đó chắc hẳn là một câu hỏi băn khoăn của nhiều người nhưng Courier thực sự là sản phẩm "chết từ trong trứng nước". Courier từng được tiết lộ vào 2008 trước báo giới nhưng lại bị chính tay "cha đẻ" Microsoft kết liễu vào 2010, cùng năm Apple ra mắt thế hệ iPad đầu tiên.

    Thiết bị này có ý tưởng để trở thành một sản phẩm đủ để thay thế dòng máy tính bảng lai Surface hiện nay. Trong mô phỏng ý tưởng, Courier có một camera tích hợp và màn hình có thể uốn cong.

    Zune Music Pass


    Thời điểm phát hành: 2010

    [​IMG]


    Zune Music Pass hay nói hiện tại là Groove Music đã từng ra mắt cùng thời điểm với loạt máy nghe nhạc Zune nổi tiếng của Microsoft. Dịch vụ nhạc số này giúp người dùng có thể truy cập không giới hạn vào một danh mục các bài hát có giá lên tới 9,99 USD/tháng. Thời điểm đó, Zune Music có tới 11 triệu bài hát. Nhưng có lẽ sự bùng nổ của các thiết bị di động, trong đó có iPhone hoặc iPod Touch đã khiến dịch vụ này dần mất đi chỗ đứng và phải ngừng hoạt động vào đầu 2010.

    Thực tế cho thấy thị trường nhạc số luôn sôi động và có sự tăng trưởng không ngừng. Không phải ngẫu nhiên mà một ông lớn như Apple lại nhảy vào thị trường này với màn ra mắt dịch vụ Apple Music. Một số các tên tuổi khác đã khẳng định được tên tuổi như Spotify, Google Play Music và Pandora.​



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất