Thế nào mới được gọi là game kinh điển, game tuổi thơ?

Chuột Mickey
  1. “Này giới thiệu cho tôi 1 game hay hay, game chiến đấu kinh điển đi”. Mỗi lần khi chúng ta giới thiệu cho người khác hoặc người khác giới thiệu cho chúng ta thì đều dễ dàng bắt gặp câu nói trên.

    Nếu người kia chưa biết gì về game thì hẳn họ sẽ nhanh chóng vui vẻ đón nhận sự đề cử của bạn. Tuy nhiên nếu người được giới thiệu là một người đã chơi “cơ số” các siêu phẩm nhất định thì hẳn thứ mà bạn nhận được chính là sự suy nghĩ, kiểm chứng 1 chút. Dần dần bạn sẽ chẳng bao giờ nhận được câu hỏi này từ phía người kia nữa. Lúc này một vấn đề nữa lại xuất hiện. Game thế nào mới được coi là “kinh điển”? “Tứ đại danh tác”, Trang Tử, Khổng Tử, Kim Dung đều được coi là kinh điển nhưng tại sao nhưng game kể trên lại không được coi là “kinh điển”? Bạn đã bao giờ nghĩ game sẽ cần đạt những tiêu chí gì để được coi là “kinh điển” chưa?


    [​IMG]


    1. Chúng sáng tạo ra một khái niệm mới, có thể ảnh hưởng đến hàng loạt những tựa game khác

    Nói đến game kinh điển hẳn trong đầu bạn và ad đều le lói lên trong đầu những cái tên như: Mario, Pokemon, Sonic,.. cho đến những tựa game PC như: Call of Duty, Zing Speed, Red Alert, Diablo, World of Warcraft... Tiếp đến game mobile thì phải để đến trò Slither.io hay còn biết đến với cái tên quen thuộc “Rắn ăn mồi”, Angry Bird, chém hoa quả,...

    [​IMG]



    Và đến hiện giờ thì rất nhiều trong số này đã bị thị trường game khổng lồ đè bẹp, nuốt chửng trong im lặng và đi vào dĩ vãng, trở thành một phần ký ức của nhiều người. Tuy nhiên, đối với thời đại trước đây thì đó mới chính là thời đại hoàng kim của chúng. Có sức ảnh hưởng đến rất nhiều thế hệ, và giờ, dù vẫn có đầy rẫy những tựa game hấp dẫn ngoài kia thì còn có rất nhiều người vẫn chấp nhận quay đầu lại trung thành với chúng.

    [​IMG]


    Quay trở lại vấn đề? Thế nào được coi là một tựa game “kinh điển”? Một tựa game được coi là “kinh điển” khi chúng sáng tạo ra một khái niệm hoàn toàn mới, những siêu phẩm này có sức ảnh hưởng lớn đến những game cùng loại. Không giống với game thị trường, sức sống của những tựa game này cực lớn, cực bền (có những tựa game thậm chí đã tồn tại đến cả 15 năm).

    2. Chúng giống như những ca khúc bolero. Tự cảm thấy mình tốt là đủ

    Vài năm trước đây, những game được coi là “kinh điển” được hiểu là những game rất cổ. Tuy nhiên giờ đã khác xưa, một tựa game “kinh điển” phải là tựa game đem lại những ấn tượng tốt đẹp trong bạn. Rất nhiều người cho rằng “kinh điển” là game đã xuất hiện từ lâu, tại sao lại như vậy?

    [​IMG]


    Một lý do rất đơn giản là thời đó vẫn chưa xuất hiện nhiều game điện tử như ngày nay. Muốn chơi, người ta chẳng có nhiều lựa chọn đến vậy nên đối với họ thì thế đã là game hay nhất rồi, để lại những ký ức tốt đẹp trong lòng họ thì được coi là “kinh điển”, vậy thôi. Nhưng có người lại nhận thấy game “kinh điển” giống như một ca khúc bolero. Tự mình cảm nhận nó hay là đủ rồi, người khác bình luận sao về nó mình cũng không quan tâm. Kinh điển thực sự là do chính mình đánh giá chứ không phải do người khác.

    [​IMG]
    [​IMG]


    3. Chúng phải được thời gian thử nghiệm, người chơi chơi lại nhiều lần

    4. Vượt qua thử thách về thời gian nhưng chưa từng bị “ruồng bỏ”

    5. Thao tác dễ lên tay

    Nói đến game hay, hẳn sẽ có người nói phải là game có cốt truyện hay, hình ảnh đẹp tuy nhiên với ad thì một tựa game vui, giản đơn, dễ thao tác thì sẽ được coi là game hay.

    [​IMG]


    Nguồn gốc ban đầu của game chính là sản phẩm giải trí để gia đình cùng chia sẻ với nhau. Mario, Double Dragon là những cái tên hiện lên trước mắt ad. Game dù có lối chơi không phức tạp nhưng vẫn đem lại cho ta sự thoải mái và vui vẻ là được.​



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất