Tại sao thương hiệu và "người gây ảnh hưởng" đang trở thành trọng tâm của Esports

Hard
  1. Những thương hiệu lớn sẽ đứng trước cơ hội thành công cực cao khi đầu tư vào Esports và các Streamer cũng như Team có tiếng.

    Fornite có thể coi là tựa game đầu tiên thành công trong việc giới thiệu thế giới đến với cộng đồng Streamer, trong khi những giải đấu như OverwatchNBA 2K League đã mở đường cho sự phát triển mang tính địa phương của thể thao điện tử. Những bước tiến này đã tạo động lực hoàn toàn mới cho vô vàn thương hiệu nổi tiếng bước vào làng Esports.

    Những công ty Marketing và các thương hiệu "ngoài giới" đang bắt đầu khám phá từng centimet của ngành công nghiệp Esports, dẫn đến sự khởi động cho nhiều dự án, quan hệ đối tác và thậm chí là một nhánh thương hiệu chuyên biệt đang cố chen chân vào đây. Điều mà những người làm Marketing nhận thấy bây giờ chính là mảng Esports đang sở hữu một vài lợi thế đặc biệt mà không ngành nào có được.

    [​IMG]


    Xây dựng thương hiệu ở Esports - "Hàng thừa, khách thiếu"

    Đặt quảng cáo trong những môn thể thao truyền thống luôn rất tốn kém. Một video quảng cáo dài vỏn vẹn 30 giây tại Super Bowl tiêu tốn đến 50 triệu đô. Nhìn vào Adidas hãng này cũng đã phải chi một số tiền không nhỏ trong ngân sách 3 tỷ đô của mình để quảng bá thương hiệu trong sự kiện World Cup. Với sức ảnh hưởng không nhỏ từ những sự kiện hết sức quy mô như thế, các hãng lớn đang cạnh tranh từng centimet để có thể giành lấy vị trí của mình.

    Nhưng vẫn có chỗ cho những thương hiệu nhỏ hơn được biết đến

    Trong Esports, vấn đề chi phí cao và cạnh tranh vị trí quảng cáo không nhất thiết trở thành một quy chuẩn. Tất nhiên là những tên tuổi lớn trong mảng này như Red Bull, Betway hay Mastercard đều đã thể hiện quyền lực của mình tại đây.. nhưng vẫn còn rất nhiều cơ hội khác cho những thương hiệu nhỏ hơn để tên tuổi mình được biết đến. Các ví dụ điển hình trong năm nay chính là Otter Pops hay Sour Patch Kids với việc tài trợ cho các Team Overwatch League, hay Billy Boy bắt tay với Team thi đấu Unicorns of Love - Team nổi tiếng trong cộng đồng League of Legends. Không những thế phim truyền hình Ash vs. Evil cũng lộ bản hợp đồng xuất hiện trên áo đấu của London Spitfire, một trong những thế lực của Overwatch.

    [​IMG]


    Những ví dụ này là minh chứng cho điểm mạnh nhất của Esports... đó là nó cho phép nhiều kiểu thương hiệu có thể quảng cáo tại đây. Một điều rõ ràng khác đó là giá trị thành công trong việc tài trợ Esports. Trong bài phỏng vấn với Esports Observers vào tháng Tư, CEO của công ty thông tin thể thao Gemba là ông Robert Mills có nói:

    Người xem Esports mang tiềm năng vô cùng lớn

    Có một lý do rõ ràng trong việc thu hút sự chú ý ở mảng Esports là những dự đoán từ giới chuyên môn. Bản báo cáo của Goldman Sachs vừa công bố hè này cho hay thể thao điện tử sẽ tăng trưởng 450% từ nay cho đến năm 2022.

    Có khoảng 2 tỷ game thủ trên toàn thế giới nhưng mới chỉ có 5% số đó là xem các nội dung liên quan đến Esports. Goldman Sachs cũng dự liệu rằng doanh thu từ phương tiện truyền thông sẽ tăng từ 15% cho đến 40% trong những năm tới. Sự phát triển trong mảng doanh thu này chắc chắn sẽ khiến nhu cầu trong việc quảng cáo và đặt hình ảnh sản phẩm cao hơn, giúp bản hợp đồng thương hiệu sẽ trở nên giá trị hơn gấp bội.

    Và trong khi những giải đấu Esports đang lấn sân vào mảng doanh thu truyền thông thì cá nhân những Streamer của các tựa game Esports cũng thu hút những thương hiệu lớn. Hẳn nhiên ví dụ nổi tiếng nhất chính là Ninja đến từ Fortnite.

    [​IMG]


    Sự thăng tiến của Ninja trên Twitch cùng với tựa game Fortnite đã giúp tên tuổi anh trở thành siêu sao trong một đêm. Tuy nhiên chỉ cho đến khi Ninja xuất hiện bên cạnh những ngôi sao như Drake, JuJu Smith-Schuster hay Marshmello thì anh mới thật sự trở thành một hình ảnh phổ biến. Kể từ đó cho đến nay Streamer này luôn xuất hiện bên cạnh những tên tuổi như Red Bull hay Samsung trong vô vàn sự kiện quảng bá khác nhau.

    Kết luận của toàn bộ những ví dụ ấy chính là ngành công nghiệp Esports đang ngày một thu hút nhiều hơn sự chú ý của thế giới và chính điều đã giúp kéo về những cơ hội tài trợ khủng. Nhưng có lẽ một sự thật vượt qua mọi thứ chính là việc Esports có thể vươn tới bộ phận giới trẻ, những người khó có thể tiếp cận bởi các thương hiệu lớn ở trên. Điều đó lý giải tại sao những mạng lưới truyền hình như NBC Sports hay ESPN đang đầu tư vào mảng thể thao điện tử... và cũng chính là lý do Ninja được xuất hiện trên bìa tạp chí ESPN uy tín.

    Khi Esports lột xác

    Có lẽ so với nhiều ngành công nghiệp khác, thể thao điện tử sở hữu đặc tính như là một nơi thử nghiệm cho nhiều thương hiệu lớn. Hòa hợp giữa công nghệ, tính đổi mới và sự cạnh tranh, Esports luôn chứng minh mình sẵn sàng cho một mô hình kinh doanh thành công hơn và cơ hội để quảng bá thương hiệu tốt hơn.

    Lấy ví dụ như Unicorns of Love. Mặc dù là một Team thi đấu chuyên nghiệp nhưng kết hợp với cách đặt tên đầy nghịch ngợm và sự thành công trong những giải đấu lớn, Unicorns of Love đã thu hút một số lượng fan không hề nhỏ. Khi nhìn thấy điều đó, những thương hiệu lớn thay vì làm ngơ lại quyết định kết hợp với sự lạ lùng của Unicorns of Love, tạo nên những chiến dịch quảng bá thành công như Deadpool 2 của Twentieth Century Fox. Thậm chí 2 thành viên của Team còn được ghi âm giọng nói trong phiên bản lồng tiếng Đức (quê nhà của Team đấu này).

    [​IMG]


    Hơn hết mặc dù các tổ chức Esports có thể hoạt động theo nhiều cách lạ lùng nhưng khi bàn về việc tài trợ họ sẵn sàng cho thấy sự cam kết đến cùng. Ví dụ tiêu biểu chính là việc Intel bắt tay với ESL - Một trong những công ty về Esports lớn nhất trên thế giới. Kể từ mối quan hệ này, tên tuổi Intel luôn được gắn liền với series giải đấu của ESL và thậm chí công ty này còn mang nó đến thẳng thung lũng Silicon - trụ sở chính của Intel, để những người vị giám đốc của công ty có thể trực tiếp.

    Tất nhiên chúng ta cũng không thể quên Virtus.pro mới đây còn thay đổi cả màu áo cũng như Logo của mình để phù hợp với nhà tài trợ MegaFon. Cơ cấu tổ chức của Virtus.pro thậm chí còn sẽ thay đổi mạnh mẽ hơn nữa vào năm 2019.. tất cả là do sự tác động từ việc tài trợ của hãng này.

    [​IMG]


    Một hình ảnh cam kết hết mực như vậy giúp những nhà tài trợ có thể an tâm rằng những công ty Esports sẵn sàng bắt tay lâu dài, bất chấp những chiến dịch quảng bá ban đầu có thể không dẫn đến thành công ngay lập tức.

    Esports luôn sẵn sàng lột xác và đối diện trực tiếp với khả năng tạo ra các cơ hội xây dựng thương hiệu độc đáo và có khả năng kiếm lời. Đổi lại, những cơ hội này có thể mang về một thứ mà còn giá trị hơn cả những thương hiệu kia.. Vâng, đó là sự chú ý. Đó là lý do tại sao việc tiếp cận tài trợ một cách thực tâm, mạnh dạn hòa hợp với sự lạ lùng của Esports, có thể dẫn đến thành công lớn trong thị trường hiện nay.



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất