Tại sao ngành Esports lại trở nên hot tại Việt Nam?

Hard
  1. Từ năm 2019 trở đi, cùng với các quốc gia châu á khác như Phillipin, Singapore, Indonesia, Thái Lan và Malaysia, Việt Nam sẽ nổi lên như một địa điểm mới cho việc tổ chức các sự kiện thể thao điện tử tầm cỡ quốc tế.

    Dự tính khoảng 26 triệu người chơi thể thao điện tử năm 2019, 37% người xem livestream như một món ăn hàng ngày không thể thiếu. Đó là một vài con số của Appota Esports trong tài liệu Việt Nam Esports Guidebook 2019 (VEG) cho thấy sức nóng tăng dần của ngành thể thao điện tử ở nước ta.

    Trong xu hướng giải trí tương tác online đang ngày càng phát triển, thể thao điện tử là một thành phần quan trọng tạo ra những nhu cầu và hành vi mới của người Việt. Theo thống kê mới đây nhất của Appota Esports, năm 2018, Việt Nam có 15 triệu người chơi thể thao điện tử và đến năm nay, dự tính con số này đạt mốc 26 triệu người chơi.

    Khán giả chủ yếu của ngành này chính lànam giới với tỉ lệ 94%, đồng thời là những người trẻ thế hệ Z (sinh ra trong thời gian từ 1996 – 2005), chiếm 85%.Đây là thế hệ vốn sớm được làm quen với game, tạo ra các cộng đồng game thủ trong trường học, quán net địa phương. Từ năm 2010, sự lan rộng của các mạng xã hội như Facebook, Youtube đã giúp cộng đồng game phát triển nhanh hơn, kết nối chặt chẽ hơn. Đó cũng là yếu tố bản lề cho sự phát triển vượt bậc của hệ sinh thái eSports tại Việt Nam.

    [​IMG]


    Hơn một nửa số người xem eSports xem livestream những game mà họ không hề chơi.

    Hành vi của người hâm mộ eSports phụ thuộc rất nhiều vào thiết bị, nền tảng xem, nội dung yêu thích.

    Có tới 61% người xem eSports trực tuyến qua màn hình điện thoại nhiều hơn qua máy tính. Điều này rõ hơn cả với lứa tuổi 13-18, khi có tới 71% lựa chọn điện thoại làm phương tiện theo dõi các chương trinh thể thao điện tử.​

    Hơn một nửa số người xem eSports xem livestream những game mà họ không hề chơi. Những tựa game được xem nhiều nhất thuộc về dòng game MOBA như Liên Minh, Liên Quân, Dota 2 và các trò chơi sinh tồn như PUBG. Trong đó Đế chế, CS:GO, PUBG và Dota 2 có lượng người xem cao hơn rất nhiều so với lượng người chơi.

    37% khán giả eSports xem livestream game như một phần tất yếu trong cuộc sống hàng ngày, bên cạnh đó gần một nửa người trả lời thường xuyên xem livestream game ít nhất một lần một tuần. Với những người xem livestream eSports hàng ngày, có tới 67% dành hơn một tiếng mỗi ngày cho việc theo dõi các trương trình eSports trực tiếp. Điều này cho thấy việc xem livestream đã trở thành thú vui không thể thiếu của họ.

    [​IMG]
    Thời gian xem livestream của khán giả Esports Việt Nam năm 2019. Nguồn: Thống kê của Appota Esports.
    Hệ sinh thái eSports đang được bồi đắp bởi sự tham gia của nhiều thành phần


    Việt Nam được coi là một quốc gia có nền eSports tương đối mới và dồi dào tiềm năng phát triển. Dòng tiền trong nền kinh tế thể thao điện tử chủ yếu đến từ người hâm mộ và thương hiệu thông qua các hình thức khác nhau như: mua trong trò chơi, hàng hóa, vé bán hàng, tặng fan, tài trợ, quảng cáo, vv…

    Những dòng tiền đổ vào tổ chức sự kiện, các giải đấu, đặt quảng cáo với ngôi sao eSports, cũng như vào túi của đội eSports, người chơi và streamer. Tuy nhiên, trong một thị trường đang phát triển như Việt Nam, nhà xuất bản và nhà tổ chức cũng đang tự đổ tiền vào tổ chức các giải đấu và hỗ trợ địa phương cộng đồng thể thao điện tử.

    [​IMG]
    Sơ đồ dòng tiền trong hệ sinh thái eSports. Nguồn: Vietnam Esports Guidebook 2019.


    Hiện nay các mảnh ghép trong bức tranh eSports Việt Nam đang dần được hoàn thiện và tiếp tục bồi đắp bởi nhiều nhà phát hành, các đội tuyển eSports nền tảng livestream, nhãn hàng, đơn vị truyền thông, đơn vị tổ chức giải đấu, streamers, quản lý tài năng v.v…

    Tương lai của ngành eSports Việt Nam như thế nào?

    Với lượng người xem ước tính tăng đến 26 triệu chắc chắn nhu cầu giải trí ngày căng cao, sẽ ngày càng có nhiều nhà sáng tạo nội dung, kênh truyền thông và nhà tổ chức sự kiện eSports tham gia thị trường. Hơn nữa, khi những vận động viên chuyên nghiệp xuất hiện với quốc kỳ tại đấu trường thể thao quốc tế, sẽ có nhiều tin tức hơn trên các kênh truyền hình truyền thống, giúp nâng cao nhận thức về eSports tới toàn dân như một môn thể thao chính thức.

    [​IMG]


    Nhu cầu về nội dung giải trí sẽ tiếp tục tăng, cùng với sự xuất hiện của các kênh phát trực tuyến eSport chuyên nghiệp như Facebook Gaming, CubeTV, NimoTV tại Việt Nam sẽ củng cố sự phát triển của cộng đồng người sáng tạo nội dung chơi game. Họ sẽ có nhiều cơ hội hơn để kết nối với các thương hiệu và nhà quảng cáo, cũng như môi trường huấn luyện được cung cấp bởi các công ty tài năng và sản xuất nội dung eSports chuyên nghiệp.

    Lượng khán giả sử dụng điện thoại để theo dõi livestream ngày càng nhiều sẽ thúc đẩy những tựa game eSports trên điện thoại đình đám được phát hành tại Việt Nam như Liên Quân, PUBG Mobile, Đột kích, Vainglory, v,v… Một số trò chơi mới như Survival HeroesĐấu Trường Vinh Quang cũng sẽ vào Việt Nam trong năm 2019. Hiện tất cá các tựa game này đều được phát hành và quản lý bởi các nhà phát hành hàng đầu Việt Nam. Vậy nên, trong năm 2019, thể thao điện tử trên nền tảng điện thoại di động được dự đoán sẽ vươn lên dẫn đầu.

    Bên cạnh đó Việt Nam sẽ là điểm đến của các sự kiện thể thao điện tử quốc tế.Đã có thông báo rằng giải đấu Mid Season Invitational của Liên Minh Huyền Thoại và giải World Cup Liên Quân sẽ được tổ chức tại Việt Nam năm 2019. Cũng đã có sự xuất hiện của ESL – đơn vị tổ chức sự kiện eSports hàng đầu thế giới – tại Việt Nam với giải đấu đầu tiên cho tựa game Apex Legends. Từ năm 2019 trở đi, cùng với các quốc gia châu á khác như Phillipin, Singapore, Indonesia, Thái Lan và Malaysia, Việt Nam sẽ nổi lên như một địa điểm mới cho việc tổ chức các sự kiện thể thao điện tử tầm cỡ quốc tế.​



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất