Samsung tiếp tục "dạy" Sony về khả năng thích ứng

Bomer
  1. Samsung từng bước đi lên và vượt mặt Sony đang lụi tàn do sự nhanh nhạy của hãng điện tử Hàn Quốc trong việc thích ứng thị trường.

    Cách đây 10 năm, không ai nghĩ được rằng Samsung sẽ có ngày vượt mặt Sony. Song, sự thống trị của Samsung ngày nay và sự lụi tàn của Sony có một lý do rất rõ ràng: công ty Hàn Quốc nhanh nhạy hơn đối thủ đã từng một thời là ông vua không ngai của thị trường điện tử người tiêu dùng.​

    [​IMG]
    Chủ tịch Sony, Kazuo Hirai

    Sự lụi tàn của Sony

    Đã có ngày, các sản phẩm Sony từng được coi là "vua không ngai" của thị trường điện tử, còn sản phẩm Samsung chỉ là những thứ đồ rẻ tiền không tên tuổi. Nhưng, vị trí ngày nay của Sony và Samsung trên thị trường di động nói riêng và thị trường điện tử người tiêu dùng nói chung đã cho thấy một sự thật rất rõ ràng: Sony không đủ sức để chống lại Samsung. Thậm chí, ngay cả trong những tháng ngày cả 2 công ty đều đang gặp khó khăn trầm trọng trên thị trường di động, Samsung lại dạy cho Sony một bài học về tính thức thời khi nhanh chóng dịch chuyển các kỹ sư từng thuộc về bộ phận smartphone.​

    Dựa theo các nguồn tin giấu tên của Bloomberg, Samsung hiện nay đã dịch chuyển 500 kỹ sư từ bộ phận smartphone sang bộ phận phát triển Internet of Things (Internet Vạn Vật: kết nối tất cả các vật dụng vào một mạng khổng lồ), chỉ trong vòng không đầy 1 tháng sau khi phát hiện lợi nhuận trên mảng smartphone đã giảm sút. Ngược lại, chỉ ít lâu sau khi thừa nhận Sony thay đổi quá chậm chạp, CEO Kazou Hirai của Sony đã lại vẽ ra các mục tiêu doanh thu cao hơn cả dự đoán trước đây.​

    Bước đi này của Samsung cho thấy công ty Hàn Quốc có khả năng thực hiện các quyết định kinh doanh rất nhanh, ngay cả khi vị chủ tịch huyền thoại Lee Kun Hee vẫn đang phải nằm viện điều trị sau phẫu thuật. Trái ngược hoàn toàn, kể từ sau khi mua lại cổ phần của Ericsson trong liên doanh Sony Ericsson cho tới nay, Sony vẫn chưa thể hồi sinh cho mảng sản xuất smartphone của mình.​

    [​IMG]
    PlayStation 4, một trong số tí các mảng sản phẩm điện tử chưa chìm vào thoái trào của Sony

    Trong tháng trước, Samsung báo cáo quý tài chính có lợi nhuận thấp nhất kể từ năm 2011, trong đó sự sụt giảm từ mảng smartphone là nguyên nhân chính.​

    "Khác với đối thủ Nhật Bản của mình, tại Samsung tất cả các kế hoạch của vị chủ tịch đều được tiến hành rất nhanh", Atul Goyal, một nhà phân tích tại Jefferies Group khẳng định trong một cuộc phỏng vấn vớiBloomberg. "Rõ ràng, mô hình lãnh đạo bởi một gia đình đã mang lại cho Samsung rất nhiều thuận lợi".​

    Mặc dù đều đang gặp khó khăn song Sony và Samsung vẫn ở 2 tình thế hoàn toàn trái ngược. Dù đã giảm sút nhưng lợi nhuận quý vừa qua của Samsung vẫn đạt 1,75 nghìn tỷ won (tức khoảng 1,6 tỷ USD). Vào quý cùng kỳ năm ngoái (tháng 6 – tháng 9), Samsung đạt lợi nhuận kỷ lục 6,7 nghìn tỷ won. Trong khi đó, bộ phận di động của Sony lỗ tới 172 tỷ yen (1,5 tỷ USD) trong quý 3/2014, tức là gần tương đương với khoản lãi của Samsung.​

    "Samsung là một công ty giỏi sản xuất chứ không phải là giỏi sáng tạo. Vài năm nữa Samsung sẽ tự khắc phục được khó khăn", ông Goyal khẳng định.​

    Thử thách tại Trung Quốc

    [​IMG]
    Rất chịu khó tìm tòi sáng tạo nhưng Samsung lại gặp khó khăn do bị "kẹp" giữa sức ép của Apple và các công ty Trung Quốc

    Cổ phiếu Sony trong ngày 17/11 đã tăng đạt mức 2.478,5 yen, mức cao nhất kể từ tháng 4/2011. Trong năm nay, cổ phiếu của công ty Nhật Bản đã tăng 36% giá trị.​

    Công ty Nhật Bản tuyên bố cho biết mảng phim ảnh sẽ đạt doanh số từ 10 đến 11 tỷ USD trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3/2014, trong đó lợi nhuận sẽ đạt tới 8%. Mảng kinh doanh âm nhạc cũng sẽ đạt doanh thu 5,2 tỷ USD trong thời gian này, dựa theo dự đoán của chính Sony.​

    Các con số khả quan về các mảng kinh doanh giải trí của Sony được công bố chỉ không đầy 1 tháng sau khi công ty Nhật Bản buộc phải cắt giảm dự đoán doanh số smartphone thêm một lần nữa. Lý do chính được đưa ra là doanh số quá èo uột tại Trung Quốc. Giám đốc tài chính Kenichiro Yoshida khẳng định Sony sẽ dừng phát triển các mẫu smartphone dành riêng cho thị trường đông dân nhất thế giới này. Ông Yoshida cũng sẽ công bố tình hình của mảng kinh doanh điện tử tới các cổ đông Sony vào ngày 25/11 sắp tới.​

    Cạnh tranh với iPhone

    "Tôi chỉ có thể kết luận rằng phản ứng của chúng ta đối với các thay đổi bên ngoài hoặc là không hiệu quả, hoặc là không đủ nhanh, và rằng chúng ta đã quá chậm trễ khi thực hiện các thay đổi quyết định", CEO Hirai khẳng định vào ngày 22/5 trong một cuộc họp cổ đông.​

    4 tháng sau, ông Hirai lại buộc phải tăng mức lỗ dự tính của Sony trong năm tài chính hiện tại (kết thúc vào tháng 3/2015) và cho biết công ty sẽ sa thải 1.000 việc làm trong mảng smartphone, tương đương với 15% tổng số nhân sự của đơn vị này.​

    [​IMG]
    Lee Jae Yong, con trai của chủ tịch Lee Kun Hee, người đã đưa Samsung lên vị trí số 1 thế giới

    Cả Sony và Samsung đều đang tranh đấu với Apple trên phân khúc smartphone cao cấp, và cũng đều phải chống lại sự tấn công mạnh mẽ của các nhà sản xuất Trung Quốc mới nổi như Huawei, Lenovo hay Xiaomi trên thị trường cấp thấp/tầm trung. Sản phẩm Apple mang thương hiệu quá mạnh mẽ, còn các đối thủ Trung Quốc lại sẵn sàng tung ra những sản phẩm siêu rẻ với cấu hình cao. Khi tình cảnh đã trở nên quá khó khăn, Samsung đã tự tìm cách cứu bản thân.​

    Nỗ lực mới nhất của Samsung trên thị trường Internet-of-Things (đặc biệt là nhà thông minh Smart Home) đang bùng nổ là một trong những chiến lược lớn đầu tiên của Lee Jae Yong, con trai của chủ tịch Lee. Với vị trí lãnh đạo ngày càng một rõ ràng, "người thừa kế" 46 tuổi này đang phải xoa dịu lo ngại của các nhà đầu tư về tương lai của Samsung cũng như khả năng lãnh đạo của ông.​

    Nhưng dù sao, Samsung vẫn là kẻ thích ứng nhanh hơn Sony. "Khi họ thấy có thứ gì đó có thể sinh lời, dù chỉ là khá ít, họ sẽ đẩy nhanh tốc độ, đầu tư nhân lực và tài nguyên và sau đó theo đuổi rất mạnh mẽ".​

    Theo VnReview


Chia sẻ trang này

Tin mới nhất