Quách Tĩnh vs Kiều Phong – Cùng là đại hiệp, ai hơn ai?

Phiêu Vũ

Hồ sơ game

Đánh Giá:
4.85714 7 phiếu
  1. Quách Tĩnh và Kiều Phong có thể nói là đỉnh cao của chất “hiệp” trong tiểu thuyết Kim Dung. Hôm nay, chúng ta hãy thử cùng đặt cả hai lên “bàn cân”, để xem rốt cuộc ai cao ai thấp.

    Có một thế hệ người Việt lớn lên cùng với những tác phẩm kiếm hiệp do Kim Dung chấp bút. Trong số các tác phẩm ấy, “Xạ Điêu Tam Bộ Khúc” và “Thiên Long Bát Bộ” luôn nổi bật lên như những tượng đài của không chỉ tiểu thuyết Kim Dung, mà còn của toàn bộ thể loại kiếm hiệp nói chung. Nguyên nhân, có lẽ là bởi vì trong 2 tác phẩm này, Kim Dung đã khắc họa lên được toàn bộ những gì mà người ta có thể nghĩ về chữ “hiệp”.

    “Hiệp” trong “Xạ Điêu Tam Bộ Khúc”, được cô đọng bởi hình tượng “Hiệp chi đại giả, vì nước vì dân” của Quách Tĩnh. Còn “hiệp” trong “Thiên Long Bát Bộ”, không ai khác chính là hình tượng anh dũng, cao ngất của Kiều Phong. Hai người, hai đỉnh cao của hiệp nghĩa, hai cao thủ bậc thầy của lối võ công chính trực, uy mãnh, rốt cuộc thì ai hơn ai?


    Về võ công

    Xét về thời trai trẻ, võ công của Kiều Phong chắc chắn cao hơn rất nhiều so với Quách Tĩnh. Phải biết rằng, Kiều Phong không chỉ sở hữu võ công cao cường, mà còn là một thiên tài võ học. Giáng Long Thập Bát Chưởng - môn tuyệt học của Cái Bang, vốn dĩ có tới 28 chiêu. Tuy nhiên, trong 28 chiêu ấy, lại có 10 chiêu không phù hợp với đường lối cương mãnh, bá đạo của bí kíp này. Bởi thế, vô hình chung, uy lực của Giáng Long Nhị Thập Bát Chưởng ở thưở ban sơ đã không thể đạt tới được đỉnh cao của nó. Kiều Phong, chính là người nhận ra điểm yếu này, từ đó tinh chỉnh và rút gọn từ 28 chiêu về 18 chiêu, loại bỏ những thứ không phù hợp, để phát huy tới mức tận cùng sức mạnh bá đạo của Giáng Long Thập Bát Chưởng.

    [​IMG]


    So với Kiều Phong, Quách Tĩnh bị đánh giá là trì độn hơn rất nhiều. Nhưng chính chàng trai trì độn ấy, lại bằng nghị lực và quyết tâm phi thường, học được toàn bộ chân truyền của Giáng Long Thập Bát Chưởng cũng như Song Thủ Hỗ Bác, Cửu Âm Chân Kinh để trở thành một cao thủ đương thời. Hiển nhiên, nếu chỉ so sánh về chưởng pháp, thì Kiều Phong chắc chắn mạnh hơn, nhưng nếu vận dụng toàn bộ tuyệt chiêu, thì Quách Tĩnh chưa chắc đã kém cạnh. Cuối cùng, bởi vì Kiều Phong chết khi còn quá trẻ, trong khi Quách Tĩnh lại liên tục chiến đấu ở thành Tương Dương, tích lũy kinh nghiệm. Vậy nên, nếu xét ở thời kỳ đỉnh cao của cả hai, tin rằng Quách Tĩnh sẽ nhỉnh hơn một bậc.


    Về hiệp nghĩa

    Quách Tĩnh gần như dành trọn vẹn thời kỳ đỉnh cao của mình để cống hiến cho tổ quốc, cuối cùng hy sinh tánh mạng cùng với gia đình khi “thành phá, quốc vong”. Cái hiệp của Quách Tĩnh, không chỉ đơn giản dừng lại ở “thấy chuyện bất bình, rút đao tương trợ”, mà đã được thăng hoa lên đến “vì nước vì dân”. Quách Tĩnh, cũng là sự đột phá của Kim Dung, bứt ra khỏi cái bóng của võ hiệp truyền thống, để tạo nên một hình tượng hoàn toàn mới của một bậc “đại hiệp”.

    [​IMG]

    So với Quách Tĩnh, cuộc đời của Kiều Phong lại càng đau khổ, ngang trái. Đã từng hưởng thụ sự tôn trọng của mọi người, sau đó lại bị vu oan giáng họa. Ngỡ mình là người Hán, hóa ra lại là người Liêu. Không gì thống khổ hơn, chính là việc lỡ tay giết nhầm người mình yêu thương nhất. Bi kịch, tạo nên anh hùng. Đến cuối cùng, khi Kiều Phong tự sát sau khi ép nghĩa huynh của mình là Gia Luật Hồng Cơ phải lui binh, đổi lấy sự yên bình cho tổ quốc, chất hiệp nghĩa của chàng đã được thăng hoa lên một tầm cao mới.

    [​IMG]


    Nhìn chung, “hiệp” của Quách Tĩnh, là một chất “hiệp” vượt qua đời thường, một chất “hiệp” không tì vết đến mức không thực. Còn chất “hiệp” của Kiều Phong, là chất hiệp do hoàn cảnh đẩy đưa, từ những tình huống bi kịch và ngang trái của cuộc đời, không còn chốn đặt chân, cuối cùng phải tự sát để chứng minh mình trong sạch. Đây là một cái “hiệp” mang tính người. Một người là sự tự ý thức, một người là do hoàn cảnh, nhưng sự hiệp nghĩa của cả hai đều là đỉnh cao không thể vượt qua trong tất cả các bậc đại hiệp mà Kim Dung từng xây dựng.

    Kết

    [​IMG]


    Nói chung, Quách Tĩnh và Kiều Phong vẫn luôn là hai hình tượng được tôn trọng và yêu quý nhất trong số các tác phẩm của Kim Dung. Bởi thế, hai nhân vật này cũng luôn được sử dụng để làm biểu tượng cho các tựa game lấy chủ đề kiếm hiệp. Trước kia có Thiên Long Bát Bộ, gần đây thì có Anh Hùng Xạ Điêu Gamota, đều dựa vào 2 nhân vật này để làm tiền đề nhằm tái hiện lại các siêu phẩm của Kim Dung. Đặc biệt, với Anh Hùng Xạ Điêu Gamota, một tác phẩm chính chủ được trao quyền và ngợi khen bởi bản thân Kim Dung, hẳn sẽ tái hiện lại tiểu thuyết một cách hoàn hảo và làm thỏa lòng người hâm mộ.



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất