Nhìn lại những drama về PC game căng nhất 2020

Lemon
  1. Cùng nhìn lại những tranh cãi, drama nổi bật trong năm qua của làng game thế giới.

    Năm 2020 là một năm đặc biệt nhưng không khác quá nhiều so với những năm trước về số lượng các tranh cãi hay drama xung quanh các tựa game PC. Từ việc các streamer gặp rắc rối đến những cáo buộc về hành vi sai trái của các hãng game, ... 2020 có đủ cả. Năm 2020 còn chứng kiến sự ra mắt đầy sóng gió của Cybepunk 2077, thậm chí sự ra mắt này còn gây nhiều điều tiếng hơn cả việc Warner Bros phát hành phiên bản PC của Batman: Arkham Knight.

    Dưới đây là những drama, tranh luận căng thẳng nhất trong năm qua mà chúng tôi đã tổng hợp lại.

    Phần mềm Vanguard anti-cheat của Valorant

    Vào đầu tháng 3 năm nay, Riot Games đã chính thức công bố trailer đầu tiên về game bắn súng mới mang tên Valorant với kỳ vọng tựa game này có thể trở thành tượng đài giống như CS:GO hay Overwatch. Và đặc biệt, Riot đã sáng tạo một phần mềm chống gian lận tên là Vanguard dành riêng cho tựa game này. Tuy nhiên, phần mềm này ngay lập tức vướng vào lùm xùm vì nó hoạt động quá mạnh mẽ. Vanguard khởi động ngay khi người chơi bật máy tính và không bao giờ dừng lại. Nó chạy với mức độ quyền hạn ngang với phần mềm diệt virus và gần như có toàn quyền đối với máy tính của người chơi, quyền kiểm soát này còn lớn hơn cả quản trị viên (Admin). Khó chấp nhận hơn nữa là Vanguard còn có thể dừng các phần mềm diệt virus mà chủ nhân đang dùng và thả một đống malware vào hệ thống. Và nó vẫn sẽ luôn chạy, kể cả khi bạn không chơi Valorant.

    [​IMG]


    Sau những chỉ trích của cộng đồng game thủ, Riot đã phải điều chỉnh lại phần mềm anti-cheat của mình để đảm bảo rằng Vanguard không phải là lỗ hổng bảo mật, thêm biểu tượng dưới khay hệ thống để người chơi biết rằng phần mềm đang chạy và thêm các tính năng tắt, bật hoặc gỡ cài đặt Vanguard nếu muốn.

    Tuy nhiên, dù chặn đủ thứ phần mềm như vậy nhưng Vanguard vẫn để lọt lưới kẻ gian. Riot đã khóa hơn 8000 tài khoản gian lận ngay trong giai đoạn closed beta của game và game thủ luôn phàn nàn rằng vẫn thấy nhiều acc gian lận mà chưa bị khóa. Để giải thích cho việc này, Paul "Arkem" Chamberlain - Leader của nhóm phát triển phần mềm Vanguard đã chia sẻ trong một bài blog rằng không một nhà phát hành game nào khóa tài khoản kẻ gian ngay lập tức bởi nếu làm vậy, họ sẽ gián tiếp cung cấp manh mối cho những kẻ gian biết tại sao mình bị phát hiện và đem cho chúng khả năng cải tiến phần mềm gian lận. Các nhà phát hành chỉ xử lý gian lận theo từng đợt để tránh nguy cơ này.

    Mặc dù Vanguard chưa thể ngăn chặn triệt để được những kẻ gian lận trong Valorant nhưng những than phiền về vấn đề gian lận của tựa game này ít hơn nhiều so với những game bắn súng khác. Điều này cho thấy, Vanguard vẫn có hiệu quả.

    Phát ngôn gây sốc giữa đại dịch, streamer Kaceytron bị Twitch "cấm cửa"

    Vào hồi tháng 3, nữ streamer nổi tiếng Kaceytron, người được cộng đồng Twitch biết đến thông qua mục Just Chatting với hơn 500.000 người theo dõi, đã tham gia vào một chương trình trò chuyện và có câu trả lời khiến tất cả mọi người trong phòng bị sốc cực độ.

    [​IMG]


    Khi được chủ phòng hỏi về tình trạng dịch Covid-19 thời điểm bấy giờ, Kaceytron đã "hồn nhiên" trả lời rằng: "Chúng tôi sẽ rời khu cách li và lây lan virus càng nhiều càng tốt. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn khi không có người già và những kẻ nghèo hèn."

    Phát ngôn này của Kaceytron đã vấp phải làn sóng chỉ trích mạnh mẽ. Người ta cho rằng khi dịch bệnh đang khiến xã hội phải vật lộn, khổ sở thì câu trả lời này của nữ streamer không chỉ thể hiện sự vô cảm mà còn có biểu hiện lệch lạc về mặt đạo đức. Ngay lập tức, Twitch đã đánh giá phát ngôn trên vi phạm nghiêm trọng quy tắc của nền tảng và ban hành lệnh cấm 30 ngày nhưng hiện nay đã nâng lên thành vô thời hạn đối với Kaceytron.

    Nữ streamer này sau đó đã liên tục thanh minh và gửi lời xin lỗi trên trang Twitter cá nhân nhưng mọi thứ đã quá muộn màng.

    Epic Games chơi dơ lôi kéo game thủ vào vụ kiện với Apple

    Một trong những sự kiện lớn của làng game năm qua không thể không kể đến drama kiện tụng qua lại giữa Epic Games và Apple. Mặc dù Epic đã vi phạm hợp đồng với cả Apple và Google rồi đâm đơn kiện cả hai ông lớn này nhưng mũi rìu của Epic hướng hẳn về phía Apple. Điều này thể hiện qua việc họ đăng tải một video có tên Nineteen Eighty-Fortnite, nhại lại mẩu quảng cáo "1984" của Apple 36 năm trước.


    “Epic Games đã chống lại sự độc quyền của App Store. Để đánh trả, Apple đã chặn Fortnite khỏi một tỉ thiết bị. Hãy tham gia vào cuộc chiến để ngăn 2020 trở thành 1984.”
    Epic cho rằng tỷ lệ doanh thu 30% Apple nhận được là quá lớn và phản đối chính sách này bằng cách cập nhật một phiên bản khác của Fortnite với phương thức thanh toán riêng không thông qua App Store. Sau đó Epic đã khởi đầu cho loạt kiện tụng qua lại với Apple và tung ra đoạn video trên với mục đích lôi kéo game thủ về phía mình.

    CEO của Epic, Tim Sweeney còn đưa ra so sánh hành động của hãng giống như phong trào dân quyền ở Mỹ, không phải lúc nào bạn cũng tuân thủ luật nếu bạn tin rằng luật là bất công.
    [​IMG]
    Nhưng ngay sau khi đoạn video được đăng tải và phát ngôn trên được đưa ra, Epic đã nhận phải rất nhiều chỉ trích vì hành động lôi kéo này được cho là không phù hợp khi phần lớn game thủ của Fortnite vẫn đang trong độ tuổi thanh thiếu niên.

    Một năm không thuận buồm xuôi gió của Ubisoft

    Nói vui thì năm nay giống như năm hạn của Ubisoft vậy. Vô vàn cáo buộc và lùm xùm xảy ra trong suốt cả năm.
    [​IMG]
    • Nhiều cáo buộc lạm dụng: Một số lãnh đạo của hãng, bao gồm cả Phó Chủ tịch Maxime Beland bị cáo buộc có hành vi lạm dụng (Bao gồm cả những hành vi lạm dụng tình dục) và ông này cùng nhiều người khác đã phải từ chức.​
    • Phân biệt giới tính: Trong nhiều năm qua, Giám đốc sáng tạo Serge Hascoët của Ubisoft đã gây áp lực đến đội ngũ phát triển để hạn chế tối đa sự xuất hiện của những nhân vật nữ.​
    • Hình ảnh nắm đấm: Trong game mobile Tom Clancy's Elite Squad có những hình ảnh người biểu tình giơ nắm đấm của họ lên cao và việc này gợi đến những cuộc biểu tình đa sắc tộc của phong trào Black Lives Matter vào mùa hè. Ubisoft đã phải đưa ra lời xin lỗi về việc này.​
    • Trong tựa game Dogs Legion có một podcast với giọng nói của Helen Lewis, một nhà báo người Anh đã từng bị chỉ trích nặng nề về phát ngôn kỳ thị người chuyển giới. Podcast này đã bị xóa ngay sau đó.​
    • Ubisoft cũng đã phải đưa ra lời xin lỗi và nhanh chóng sửa đổi phần mô tả một nhân vật của tựa game đình đám Assassin's Creed Valhalla khi vết sẹo bỏng của nhân vật này được diễn tả bằng từ "bị biến dạng". Việc này được cho là xúc phạm Trung tâm hướng dẫn báo chí về người khuyết tật.​
    (Còn tiếp)



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất