Muôn kiểu chiêu trò PR "ngu người" mà các nhà phát triển làm để câu kéo game thủ

Dương Thị Lan
  1. Từ tặng quà rởm, giả tạo biểu tình đến đột kích rồi chĩa súng giả về phía khách hàng, đủ kiểu chiêu trò PR lố bịch và nực cười mà những nhà phát triển đã nghĩ ra.

    Khiến game thủ chú ý đến trò chơi của bạn là một thách thức. Để một tựa game thành công, ngoài chất lượng, truyền thông tiếp thị đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trong một thế giới mà quảng cáo dường như là điều gì đó gây phiền hà khó chịu thì làm thế nào để thu hút sự chú ý của game thủ luôn là một câu hỏi khó. Từ đó, muôn kiểu chiêu trò PR đã được những nhà phát triển sáng tạo ra, trong đó chẳng thiếu nhưng pha nực cười lố bịch và cuối cùng nhận lại chỉ là cái lắc đầu ngán ngẩm của game thủ.

    Fallout 76 của Bethesda

    [​IMG]


    “Đừng bao giờ cho rằng khách hàng là những kẻ ngốc” là bài học mà Bethesda cần phải hiểu sau vụ việc này. Nằm trong chiến dịch quảng bá Fallout 76, Bethesda đã tung ra phiên bản Collector’s Edition, bao gồm 24 bức tượng nhỏ, một chiếc mũ Power Armor, một bản đồ vùng Appalachia, một hộp thiếc và 1 chiếc túi vải Canvas.

    Để sở hữu, người chơi phải chi trả 200 đô (4,6 triệu đồng) nhưng thứ mà họ nhận được lại trải ngược hoàn toàn với mong đợi. Túi vải Canvas được làm từ nylon nhàu nhĩ, một rác phẩm không hơn không kém. Dù rằng sau đó hãng có phương án đền bù nhưng việc quảng cáo một đằng xằng một nẻo và thái độ cố tình phớt lờ mọi chuyện của Bethesda đã để lại ấn tượng chẳng mấy tốt đẹp trong lòng game thủ. Chưa kể game còn hàng tá lỗi khi ra mắt, cuối cùng thứ mà hãng nhận được chỉ là sự chán ghét của người chơi mà thôi.

    Homefront của THQ

    [​IMG]


    Để thúc đẩy tiêu thụ Homefront, ai đó đã nghĩ ra một ý tưởng điên rồ: thả 10,000 quả bóng bay màu đỏ ở San Francisco. Lý tưởng là chùm bóng bay này sẽ bay qua khu vực hội nghị của nhà phát triển game và tạo ra một cảnh tượng tuyệt đẹp. Nhưng cuộc sống có ai lường trước điều gì, những quả bóng bay này nhanh chóng hạ cánh xuống vùng vịnh San Francisco. GameStop và THQ nhanh chóng bị lôi ra chỉ trích ném đá vì tội gây ô nhiễm môi trường. Sau đó THQ có giải thích rằng những quả bóng bay này được làm bằng bã đậu nành nên có thể phân hủy sinh học được, tuy nhiên, chính quyền thành phố San Francisco không chấp nhận điều đó và đưa ra án phạt 7,000 đô la.

    Dante's Inferno của EA

    [​IMG]


    Nghĩ rằng đây sẽ là một ý tưởng truyền thông tuyệt vời, EA đã thuê một một đám người đóng giả làm cơ đốc giáo đứng bên ngoài nơi diễn ra sự kiện E3 2009 để phản đối Dante's Inferno. Kế hoạch là giả tạo giống như một cuộc biểu tình lên án tựa game với các khẩu hiệu kiểu như EA đang tự đào mồ, sẽ “chết cháy” vì phát hành tựa game quá bạo lực. Không ít người bị lừa nhưng chẳng lâu sau đó, họ phát hiện ra tất cả chỉ là chiêu trò PR câu view. Sau đó, rất nhiều cơ đốc giáo “chính tông” đã không tiếc lời đả kích EA vì dám bôi nhọ hình ảnh của họ, biến họ thành những kẻ cuồng tín để quảng cáo game.

    Splinter Cell của Ubisoft

    [​IMG]


    Trở lại năm 2010, cảnh sát New Zealand đã bị lôi vào một pha quảng cáo “ngu người” của Ubisoft. Một người đàn ông đột nhập vào khu vực cảng Viaduct Basin ở Auckland và dí súng vào những người ở đó. Ngay lập tức, cảnh sát bị triệu tập đến vì tưởng đâu là một vụ khủng bố, hóa ra sự thật là anh ta chỉ đang quảng cáo cho tựa game Splinter Cell Conviction của Ubisoft. Vâng, Ubisoft (hay chính xác là đối tác truyền thông của Ubisoft ở New Zealand) nghĩ rằng sẽ là một ý tưởng tuyệt vời khi một người đàn ông bước vào quán bar vào tối thứ 6 và đóng giả một xạ thủ. Súng là giả và tất nhiên không có ai bị thương nhưng rõ ràng, đây chẳng phải là một ý tưởng truyền thông hay ho gì cho cam.

    Watch Dogs của Ubisoft

    [​IMG]


    Vâng, lại là Ubisoft. 4 năm sau vụ của Splinter Cell, cảnh sát lại bị triệu tập lần nữa. Cửa hàng Ninemsn ở Úc đột nhiên xuất hiện một bưu phẩm đáng ngờ để trước cửa hàng. Sau khi mở ra, bên trong có một chiếc két sắt nhỏ và một mẩu giấy nhớ nói rằng hãy check voicemail. Người này không kiểm tra voicemail mà chỉ mở két, rồi những tiếng bíp bíp bắt đầu xuất hiện.

    Cảnh sát bị gọi đến và tất cả mọi người trong khu vực bị sơ tán vì nghi ngờ đánh bom khủng bố. Rốt cục, sau khi mở két, cảnh sát tìm thấy … một chiếc đĩa game Watch Dogs. Ubisoft sau đó giải thích rằng đây là một chương trình khuyến mại, voicemail được gửi đến với nội dung nhắc nhở các cửa hàng chuẩn bị mở bán tựa game nhưng do người nhân viên không check mail nên đã gây ra hiểu lầm không đáng có kia.

    Hóng thêm phốt game tại:



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất