Lý giải độ phổ biến của smartphone Trung Quốc toàn cầu

Bomer
  1. Dưới đây là những lý giải cho câu hỏi tại sao smartphone Trung Quốc lại bành trướng nhanh như thế.

    Giá thành rẻ, thiết kế hoàn thiện và phần cứng tốt là những ưu điểm khiến điện thoại Trung Quốc nhanh chóng xâm chiếm nhiều thị trường lớn trên thế giới.

    [​IMG]


    Cụm từ "điện thoại Trung Quốc" đã trở nên quá quen thuộc và đi vào tâm trí người tiêu dùng ở bất cứ đâu trên thế giới. Thị phần smartphone quý III/2015 cho thấy một tín hiệu đáng lưu tâm khi nhiều nhà sản xuất di động đến từ Trung Quốc đã nằm trong top 10 thương hiệu di động phổ biến toàn cầu.

    Giá thành rẻ


    Điều dễ thấy nhất đó là smartphone Trung Quốc có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với những thương hiệu khác. Chỉ cần bỏ ra 400 USD, người dùng có thể sở hữu những thiết bị cao cấp như Honor 7, trong khi với những HTC One M9, Galaxy Note 5 hay BlackBerry Priv..., khách hàng phải chi ra ít nhất 700 USD.

    Tại hầu hết các phân khúc, smartphone đến từ Trung Quốc đều rẻ hơn so với những sản phẩm khác. Không có gì ngạc nhiên khi khách hàng từ bỏ những thương hiệu lớn để đến với những nhà sản xuất mới nổi với mức giá "nhẹ nhàng hơn rất nhiều".

    Sự khác biệt


    Sự phát triển nhanh chóng của smartphone đã khiến chúng ngày càng trở nên giống nhau đến mức nhàm chán. Trong khi đó, khách hàng cần một sản phẩm khác biệt. Và rõ ràng, các nhà sản xuất Trung Quốc đã nắm bắt được tâm lý của người dùng. Sản phẩm của họ ngày một được thiết kế tốt hơn.​


    [​IMG]
    Huawei P8 là thiết bị cao cấp có thiết kế bắt mắt và giá thành tầm trung.


    Hãy nhìn vào những model như Meizu Pro 5 hay Lenovo Vibe P1. Những công ty này đã biết tự tạo cho mình bản sắc riêng mang đậm dấu ấn của mình vào những thiết bị di động.

    Chỗ đứng của những nhà sản xuất đến từ Trung Quốc


    Sự tăng trưởng nhanh chóng đã giúp họ có chỗ đứng trên thị trường. Tại Trung Quốc, các nhà sản xuất bắt đầu nhận thấy sự bão hòa của smartphone và dần chuyển trọng tâm thị trường của mình sang Mỹ, châu Âu hay thị trường mới nổi Ấn Độ, châu Phi.

    Vấn đề mà họ gặp phải đó chính là câu chuyện thương hiệu. Những thị trường phát triển như Mỹ, châu Âu khá dè dặt với những hãng sản xuất đến từ Trung Quốc.

    Lenovo là thương hiệu có bước đi khôn ngoan. Sau khi mua lại Motorola từ Google, tháng 11 vừa qua công ty đã thông báo sáp nhập mảng kinh doanh di động vào Motorola. Điều này đã giúp hãng phù phép biến mình thành thương hiệu quen thuộc trong tâm trí người dùng. Những thiết bị như Moto G đã giúp thị phần của Lenovo tăng trưởng nhanh chóng.

    [​IMG]
    Moto G là ví dụ điển hình về chiến lược "ve sầu thoát xác" của các nhà sản xuất Trung Quốc.

    Sự hoàn thiện của sản phẩm


    Những thiết bị đến từ Trung Quốc không chỉ có giá thành rẻ mà chúng còn được trau chuốt về thiết kế. Huawei P8 hay OnePlus 2 luôn nằm trong top những smartphone có thiết kế tốt nhất.

    Không chỉ thế, chúng lại có chất lượng tốt mặc dù giá thành rẻ. Việc những thương hiệu lớn đặt dây chuyền sản xuất của mình tại Trung Quốc đã giúp những công ty địa phương nhanh chóng bắt kịp với thế giới.

    Người dùng được tự do hơn


    Từ xưa đến nay, điện thoại hai SIM đã trở thành "đặc sản" của Trung Quốc. Sau này, nhiều tên tuổi lớn cũng bắt đầu tạo ra những phiên bản hai SIM cho các sản phẩm của mình.

    [​IMG]
    Hầu hết các thiết bị từ Trung Quốc đều tích hợp hai khe cắm thẻ SIM.


    Tích hợp hai SIM giúp người dùng có thể dễ dàng chuyển đổi SIM mà không cần phải tháo ra, lắp vào khi công tác hay du lịch nước ngoài.​

    Ngoài ra, phần lớn smartphone Trung Quốc không bán kèm hợp đồng nhà mạng. Khách hàng sẽ không bị khóa mạng nếu sử dụng ở những quốc gia khác ngoài nơi mua thiết bị.



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất