Lỡ mua phải tay cầm PS4 lậu, cựu thư ký Nhà Trắng đổ tội cho Trung Quốc

Dương Thị Lan
  1. Vẫn biết Trung Quốc là thiên đường đồ lậu nhưng việc mua phải hàng giả cũng một phần cũng do sự bất cẩn của chính người mua.

    Chẳng riêng gì game, đồ lậu xuất hiện ở mọi nơi, mọi lĩnh vực. Cựu Thư ký Nhà Trắng Ari Fleischer đã trở thành một trong những nạn nhân khi số nhọ mua phải tay cầm PS4 giả trên Amazon. Sau khi biết được mình mua phải hàng lậu, ông đăng tải ngay một status trên Twitter đổ tội hoàn toàn cho Trung Quốc. Dẫu rằng Trung Quốc nổi tiếng là thiên đường đồ giả, từ fake 1, fake 2, đến fake n, cái gì cũng có nhưng không thể phủ nhận rằng lỗi một phần cũng là do sự bất cẩn của người mua.

    [​IMG]


    Ari Fleischer, thư ký báo chí làm việc dưới thời của Tổng thống George W. Bush, gần đây có mua một tay cầm PS4 trên trang bán hàng trực tuyến Amazon. Không may, khi mang về sử dụng thì tay cầm này lại không tương thích với bảng điều khiển PS4 có sẵn từ trước và nguyên do có thể dễ dàng nhận ra - tay cầm là hàng lậu. Trong bài đăng trên Twitter, Fleischer đã chỉ ra lỗi của tay cầm và đáng chú ý hơn, ông đổ tội hoàn toàn cho Trung Quốc, khuyên mọi người đừng tin vào đất nước này. Bài đăng hiện đã bị gỡ bỏ.

    [​IMG]
    “Một lý do khác để không tin vào Trung Quốc: Tôi đã mua cho con máy chơi game PS4, sau đó có mua thêm một tay cầm nữa trên Amazon. Tay cầm đó được sản xuất ở Trung Quốc, tất nhiên - và nó không hoạt động. Nó chỉ là thứ đồ bỏ đi.”


    Đối với những người không phải là tín đồ của PS4, việc mua phải hàng nhái là rất dễ xảy ra vì đồ giả bây giờ được thiết kế tinh vi mà nếu không quan sát kỹ, người mua khó có thể nhận ra được. Tay cầm PS4 trong trường hợp này, tuy mẫu mã khá giống với hàng thật nhưng nếu quan sát kỹ thì các ký hiệu nút ở bên phải là không chính xác. Thay vì hình vuông, hình tam giác, hình tròn và dấu X thì ký hiệu trên đồ lậu lại bị cắt bỏ một phần. Tuy nhiên dễ nhận thấy nhất chính là nút Home trên tay cầm, nếu ở phiên bản hàng thật có logo PlayStation quen thuộc thì hàng giả lại chỉ ghi chữ “P4”. Trên mặt sau của tay cầm còn được dán nhãn “Made in China” và có lẽ đây là lý do chính khiến cựu thư ký đổ tội cho Trung Quốc.

    [​IMG]


    Dù cho tay cầm giả này có do Trung Quốc sản xuất thật nhưng rõ ràng nguyên nhân cũng một phần đến từ sự bất cẩn của người mua. Hơn nữa, nếu xét ra thì chính công ty Amazon của Mỹ cũng có lỗi trong chuyện này khi bày bán hàng giả, cũng không công khai chú thích trong phần mô tả sản phẩm để cho khách hàng biết đây là tay cầm của bên thứ 3, không phải là hàng thật của PlayStation.

    Đây cũng là kinh nghiệm cho những ai đang có ý định mua PS4 hay bất cứ đồ điện tử nào, đặc biệt là từ bên cung cấp trung gian như Amazon chẳng hạn.​



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất