Không có tiền chơi game, nam sinh giả vờ bị bắt cóc để tống tiền bố mẹ

Dương Thị Lan
  1. Câu chuyện thật tưởng như đùa này vừa xảy ra tại Ấn Độ, nơi bạn luôn tìm thấy những thứ vừa bi kịch vừa khôi hài xoay quanh vấn nạn nghiện game.

    Những sự cố bi hài về quá nghiện PUBG đã chẳng còn xa lạ tại Ấn Độ, thậm chí tựa game đã từng bị cấm tại một vài thành phố nhưng hiện đã được gỡ bỏ. Nhiều thanh thiếu niên tại đất nước này mê muội PUBG Mobile đến mức họ sẵn sàng làm mọi thứ bất chấp hậu quả. Mới đây nhất, một nam sinh đang sinh sống tại Hyderabad tiếp tục làm ra một chuyện “động trời” - giả vở bị bắt cóc, sau đó gọi điện thoại tống tiền bố mẹ để có tiền chơi game.

    [​IMG]


    Được biết, nam sinh 16 tuổi này đang học lớp 11 và có ý định thi tuyển vào Học viện Công nghệ Delhi vào năm tới. Nhìn thấy con trai suốt ngày dán mắt vào chơi PUBG, bố mẹ đã tịch thu điện thoại để cậu ta có thể tập trung hơn và việc học. Ngày 11/10, cậu ta xin phép bố mẹ đến nhà một người bạn chơi nhưng mãi không thấy trở về. Tìm mãi không thấy con, bố mẹ cậu quyết định thông báo mất tích với cảnh sát và nói rằng khi đi cậu ta đã lấy trộm 2,000 Rupee (hơn 600,000 đồng).

    Thực tế, cậu ta không hề đến nhà bạn chơi mà bắt xe bus đến thẳng Mumbai. Sau đó, nam sinh này cả gan “thó” luôn chiếc điện thoại của một người đi đường và dùng nó để gọi cho mẹ mình. Cậu ta giả giọng nói rằng mình bị bắt cóc và đòi 300,000 rupee tiền chuộc (gần 100 triệu đồng).

    [​IMG]


    Ngày 12/10, cậu ta quay trở lại Hyderabad và đặt vé xe đến nhà của ông bà để trốn. Nhưng trớ trêu là thay vì mua vé trực tiếp, cậu ta lại đặt vé điện tử và tin nhắn thông báo đặt vé thành công lại được gửi thẳng đến điện thoại của người mẹ. Nhờ thông tin đó, cảnh sát ngay lập tức tìm thấy cậu ta đang lởn vởn ở trạm xe bus trung tâm. Dáng vẻ cậu ta lúc đó vô cùng mệt mỏi như thể vừa lên cơn vật thuốc. Cảnh sát sau đó bàn giao cậu ta cho bố mẹ và khuyên nên đưa cậu ta đi điều trị tâm lý. Được biết, trước khi bắt đầu chơi và lún sâu vào PUBG Mobile vào 4 tháng trước, cậu ta đã từng là một “con ngoan trò giỏi” với điểm trung bình rất cao.

    Game thực chất không xấu nhưng nếu quá lạm dụng sa đà thì nó có thể để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì thế các game thủ hãy chơi game một cách hợp lý, đừng để nó ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống thực tế và những người xung quanh.​



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất