Hướng đi nào dành cho Micro eSports trên mobile?

mjuxinh
  1. Sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp game mobile kết hợp với các trò chơi eSports đã tạo ra bộ môn Micro eSports còn khá mới mẻ. Vậy đâu là hướng đi dành cho Micro eSports trên mobile?

    Trong năm 2014, lượng khán giả esports đã vượt qua mốc 170 triệu người, và doanh thu ghi nhận lên tới $194 triệu. Game đã trở thành một sự kiện thể thao thực sự. Trên YouTube, các video về eSports trở thành kênh phổ biến thứ hai. Dự kiến đến năm 2017, tổng lượng người xem thường xuyên và những người đam mê sẽ đạt tới mức 190 triệu và 145 triệu người, và doanh thu sẽ đạt đến $ 465 triệu. eSports đang càn quét các ngành công nghiệp game trên toàn thế giới với một tốc độ nhanh chóng.

    [​IMG]

    Mirco eSports được ra đời nhằm giải quyết nhu cầu của những người dùng phổ thông trên các thiết bị di động đối với eSports trên mobile. Ưu điểm của micro eSports nằm ở yếu tố rào cản và thao tác cấp thấp hơn so với eSports trên PC. Micro eSports thu hút rất nhiều người chơi phổ thông bởi mức độ dễ và tạo ra một cơ hội để họ được thể hiện bản thân và giao tiếp với nhau. So sánh với những giải đấu chuyên nghiệp truyền thống, hình thức này chạm tới phần đông người chơi phổ thông hơn, hiện thực hóa mục tiêu giải trí và tham gia toàn quốc

    Hiện nay, ngày càng có nhiều game mobile núp dưới ngọn cờ Micro Esports khiến cho game thủ hoang mang về micro esports. Nếu như nói PVP hoặc các game tương tự có nghĩa là micro esports thì đương nhiên là không! Sự khác biệt tồn tại giữa micro esports và game mobile truyền thống chính là sự cạnh tranh. Hiện nay, eSports trên Mobile không chú trọng số lượt tải về, thay vì thế tập trung vào yếu tố cân bằng cũng như vận hành ổn định và mạnh mẽ hơn. Bây giờ, rất nhiều các nhà phát triển trò chơi lựa chọn để chuyển thể các eSports trên PC sang smartphone trực tiếp hoặc thêm cho người chơi VS chức năng để làm cho game mobile thương mại hóa ngay khi họ muốn.

    [​IMG]
    (Ảnh minh họa)


    Sự phát triển của Micro eSports không chỉ dựa trên môi trường mạng trong nước và hệ thống phần cứng di động, mà còn phụ thuộc vào sự thay đổi trong tư duy trò chơi. Đầu tiên là các điều kiện mạng, cơ sở hạ tầng mạng của Trung Quốc dần dần cải thiện trong những năm gần đây. Với sự phát triển tầm xa của mạng 4G, môi trường mạng di động Trung Quốc đã vươn tới thành công chưa từng có. Tiếp theo là phần cứng, điện thoại di động hiện tại về tính tương thích, độ phân giải hoặc vấn đề tốc độ, có thể đáp ứng các yêu cầu về cấu hình phần cứng chất lượng cao. Hai yếu tố này hoàn toàn đã không còn cản trở con đường phát triển micro eSports.

    Điều quan trọng, chúng ta không nên phát triển eSports trên di động theo lối tư duy của eSports trên PC. Do những hạn chế về kích thước màn hình, FPS, MMORPG, MOBA chơi trên smartphone chán hơn rất nhiều so với PC, và các thao tác cũng rất khó khăn. Ví dụ, một quốc gia đã tổ chức cuộc thi "Fruit Ninja", và các ứng viên mất hơn 20 tiếng để cắt trái cây trên Pad của mình. Việc này chỉ kiểm tra sức chịu đựng và sự kiên trì của các game thủ chứ không phải là thi đấu đích thực.

    [​IMG]


    Về phần biểu hiện, game trên PC là trò chơi khốc liệt trong khi game mobile lại là trò chơi nhẹ nhàng. Ngay cả khi bạn làm 1 cuộc thi đấu eSports cao cấp trên di động; các game thủ chơi trên smartphone trò chơi có nội dung giống trên PC nhưng bị thao tác hạn chế, nó chẳng mang lại cái gì cả.

    Hãy suy nghĩ về các game mobile phổ biến ban đầu, các trò 'Fruit Ninja', 'Angry Birds' và 'Temple run' không chỉ đơn giản đổi từ nhấp chuột sang ấn ngón tay; họ sử dụng đầy đủ của màn hình cảm ứng và hiệu suất của smartphone, và tuân thủ nghiêm ngặt theo logic đổi mới để biến các trò chơi này trở nên phổ biến. Vì vậy, eSports trên di động phải hiểu rằng chúng vẫn là game mobile. Nếu bạn vẫn còn áp cái lối suy nghĩ máy móc của eSports trên PC, bạn sẽ không thể thành công.

    Thế loại sản phẩm nào thì được coi là một eSports chất lượng? Từ quan điểm của cyber game, tính cạnh tranh của một trò chơi cần phải thể hiện dưới các khía cạnh:

    [​IMG]


    Tính công bằng là hiện thân trực tiếp nhất của tinh thần cạnh tranh. Thông qua các quy tắc ràng buộc chung, hai bên có thể có các thuộc tính tương tự từ vạch xuất phát. Cũng giống như trong một trận đấu DOTA 2, cả hai phe đều xuất phát điểm từ ban đầu, với những lợi thế ban đầu là như nhau như lượng tiền, điểm kinh nghiệm. Các trò chơi thiếu công bằng không thuộc về thể loại game eSports.

    Sự cân bằng và chiều sâu trong cạnh tranh là những tiêu chuẩn chất lượng để đánh giá 1 game eSports. Không chỉ có các thuộc tính và phạm vi hoạt động phải đạt được sự cân bằng, game thủ cần có sự cạnh tranh trong khi thi đấu. Tất cả những sẽ dẫn đến một chiều sâu nhất định trong việc cạnh tranh.

    [​IMG]


    Phần thao tác và phần chiến thuật phản ánh khoảng cách về trình độ giữa những game thủ và các đội với nhau. Đây là mọt yếu tố khá thú vị quyết định xem lượng khán giả theo dõi trận đấu. Thiếu thao tác hay thiếu chiến lược sẽ xảy ra tình trạng bạn sẽ không thể biết được sự chênh lệch trình độ giữa các game thủ ra sao và tất nhiên, sự buồn chán là điều khó tránh khỏi.

    Trong sự phát triển của game mobile, hãy quên đi những nền tảng và chủ đề. Về quy tắc cạnh tranh, đơn giản là tuyệt nhất. Cũng giống như Dipper lanlord và Texas Hold'em poker, mặc dù các quy tắc chơi đơn giản nhưng sự hấp dẫn và mức độ cạnh tranh không thua kém những tựa game lớn khác. Từ những sản phẩm hiện có, cờ vua, TBG, FPS và các game mô phỏng thể thao có nhiều khả năng trở thành một bước đột phá trong eSports trên di động.​



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất