Hướng dẫn chỉnh đồ họa PUBG để tránh giật lag khi chơi

Hard
  1. PlayerUnknown's Battlegrounds đang trở thành tựa game hot nhất hiện nay và đây là những điều bạn cần làm nếu chơi game bị giật lag.

    PlayerUnknown's Battlegrounds đang là một trong những tựa game đấu mạng hot nhất vào thời điểm hiện tại, nơi game thủ được hòa mình vào những pha đọ súng và sinh tồn nảy lửa hàng nhất. Với sức nóng của mình tựa game sớm gây dựng nên một cộng đồng khổng lồ với thành công cực lớn ở mảng doanh thu. Tuy nhiên ngay cả khi nắm trong tay thế mạnh như thế thì cũng không thể bác bỏ vấn đề trong khả năng tối ưu của PlayerUnknown's Battlegrounds.

    [​IMG]


    Nguyên nhân chính của việc này là do game vẫn còn đang trong giai đoạn Early Access và thường quá trình tối hưu sẽ nằm ở giai đoạn cuối trước khi phát hành chính thức. Vì thế ở thời điểm hiện tại nhiều game thủ sẽ gặp phải tình trạng giật lag, tốc độ khung hình không ổn định và đôi khi bị crash giữa chừng. Với những người chơi có máy cấu hình tầm trung hoặc yếu, điều này còn xuất hiện thường trực hơn. Do đó GameHub xin có bài hướng dẫn tinh chỉnh cấu hình cũng như gợi ý về việc nâng cấp máy cho bạn đọc đang và sẽ thử sức mình trong PUBG.

    [​IMG]


    Đầu tiên là với những ai muốn nâng cấp máy để chơi game

    Như đã nói vì vẫn đang trong giai đoạn Early Access và chưa được tối ưu nên game hoạt động khá bất thường, đôi khi được xét vào hàng "nặng" mặc dù về mặt đồ họa chỉ ở hàng khá. Chính vì thế ở thời điểm hiện tại game yêu cầu sử dụng những Card màn hình từ trung cấp trở lên với dung lượng bộ nhớ ít nhất là 3GB. Và đó cũng chỉ dành cho độ phân giải 1080p vì để chơi ở 4K bây giờ thật sự ngay cả những cấu hình khủng nhất hiện giờ cũng phải ít nhiều "mệt mỏi".

    [​IMG]


    Với Nvidia thì bạn nên chọn GTX 970 hay GTX 1060 đổ lên, với riêng GTX 1060 nên cân nhắc những bản có dung lượng bộ nhớ 6GB nhằm đảm bảo tốc độ khung hình trên 60. Phía AMD thì có vẻ eo hẹp hơn khi kết quả Benchmark không mấy "vừa mắt" với game thủ. Những RX 460 và RX 470 đều gây thất vọng, một phần vì driver chưa tối ưu với Battlegrounds. Về phía CPU, dòng Ryzen 4 nhân của AMD lại đáp ứng khá tốt với kết quả cao, thậm chí còn nhỉnh hơn 1 chút so với đối thủ Intel. Mặc dù về phân khúc 2 nhân với Core i3-7100 là lựa chọn duy nhất nhưng nó vẫn thực hiện khá tròn vai nhiệm vụ trong trường hợp bạn không rủng rỉnh hầu bao. Nhưng điều đáng nói là về CPU thì PlayerUnknown's Battlegrounds chỉ cần một chịp 4 nhân/8 luồng là đủ vì lên các mẫu CPU cao hơn cũng chẳng cải thiện là bao so với mắt người thường.

    [​IMG]


    Tinh chỉnh đồ họa

    Tất nhiên đa phần game thủ quan tâm đến việc tinh chỉnh thiết lập đồ họa nhiều hơn là phải bỏ tiền nâng cấp cấu hình mới. Vì thế chúng ta hãy cùng điểm qua từng hạng mục đồ họa để từ đó xem xét nên tăng giảm thế nào để cải thiện FPS mà vẫn đảm bảo được chất lượng đồ họa của PUBG.

    Screen Scale: Hạng mục này thể hiện mức độ tăng và giảm mức độ lấy mẫu của độ phân giải. Chỉ số này tăng tức là độ phân giải thật cao hơn, cho hình ảnh sắc nét hơn trong khi giảm thì cho kết quả ngược lại. Khuyến cáo nên để mức này ở mặc định.

    Anti-Aliasing: Khá ngạc nhiên khi chức năng khử răng cưa của PUBG không ảnh hưởng nhiều đến FPS. Giảm AA từ cao nhất lên đến thấp nhất chỉ cải thiện được tốc độ xử lý ở khoảng 3%.

    [​IMG]


    Post-Processing: Đây là mục thể hiện khả năng xử lý hình ảnh sau khi việc render kết thúc. Nó có ảnh hưởng tốc độ FPS ở mức trung bình. Giảm từ cao nhất xuống thấp nhất sẽ cải thiện khoảng 10% tốc độ game.

    Shadows: Đổ bóng là một trong những hiệu ứng nặng nhất của PUBG và giảm từ cao nhất xuống thấp nhất sẽ cải thiện 20% tốc độ khung hình trong game.

    Texture: Chỉ số này không gây ảnh hưởng nhiều đến game nếu bạn dùng Card đồ họa có đủ dung lượng. Từ mức cao nhất đến thấp nhất chỉ có khác biệt trong khoảng 8% tốc độ khung hình.

    Effects: Gần như không ảnh hưởng gì vì nó chỉ tác động đến những tình huống nhất định như cháy nổ..v.v. Tăng giảm ở mức cao nhất và thấp nhất chỉ có khác biệt trong khoảng 1%.

    Foliage: Đây là hiệu ứng tác động đến thực vật như cây côi hay đồng cỏ trong game. Tuy nhiên với PUBG nó lại không ảnh hưởng nhiều và chỉ có tác động khoảng 1% mà thôi.

    [​IMG]


    View Distance: Trên thực tế nó có ảnh hưởng đến CPU nhiều hơn là GPU. Vì thế nếu bạn có một CPU đủ yêu cầu thì không phải lo lắng trong việc đẩy nó lên cao. Với một cấu hình có CPU Core i7, việc tăng giảm nó gần như là không thể nhận ra.

    Motion Blur: Không cần biết nó có tác động đến tốc độ khung hình hay không, xin hãy tắt nó đi ngay lập tức.. Đơn giản vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc quan sát trong game.

    Mọi thông tin liên quan đến PlayerUnknown's Battlegrounds sẽ được GameHub cập nhật cho bạn đọc trong thời gian sớm nhất.



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất