Hiệu năng smartphone thay đổi sau 7 năm ra sao?

Bomer
  1. Đôi khi người ta quên mất rằng chỉ vài ba năm trước đây, thế giới smartphone hoàn toàn khác biệt so với bây giờ, khi mà cả những chiếc đầu bảng như Galaxy S II cũng gặp những vấn đề chậm, giật.

    Thời đại của những chiếc Android chậm, giật đã kết thúc: ngày nay, ngay cả những chiếc smartphone giá rẻ cũng có hiệu năng đủ mạnh cho các tác vụ hàng ngày và thậm chí là một số tựa game vừa phải. Hãy cùng nhìn lại 7 năm tiến hóa của hiệu năng trên smartphone.

    [​IMG]


    Chúng ta có thể dành hàng năm trời để nói về những bộ vi xử lý tích hợp (SoC) mới, những công nghệ RAM đột phá hay thiết kế của những chip đồ họa siêu nhỏ bên trong những chiếc smartphone. Song, một bài viết không thể bao quát hết được tất cả các khía cạnh, bởi vậy hãy cùng bàn tới một khía cạnh duy nhất: hiệu năng tổng thể do điểm đo hiệu năng (benchmark) đại diện. Dù rằng các phần mềm đo hiệu năng có thể chưa đủ hoàn hảo nhưng benchmark vẫn là một chỉ dẫn không tồi để đánh giá hiệu năng giữa các thiết bị chạy cùng một thử nghiệm. Geekbench là một trong những công cụ benchmark chính xác và đáng tin cậy nhất hiện nay, vì vậy chúng ta sẽ sử dụng dữ liệu từ ứng dụng này để nhìn lại quá trình tiến hóa của smartphone.

    Android và iOS


    Không có gì thích hợp hơn để khởi đầu bài viết này bằng trận đấu giữa 2 tên tuổi lớn Android và Apple. Hãy cùng điểm lại chặng đường từ năm 2009 đến nay để thấy ông lớn nào thống trị benchmark qua từng năm. Apple là hãng xuất phát đầu tiên trong cuộc đua, tuy nhiên Android đã nhanh chóng bắt kịp sau đó.

    [​IMG]


    Cũng giống như trước đó, Apple vẫn làm chủ được phần lớn các chi tiết trong thiết kế SoC của các smartphone mác Táo, trong khi các nhà sản xuất Android chủ yếu phải dựa vào các nhà cung ứng linh kiện (Qualcomm, MediaTek v...v...). Có lẽ không có gì bất ngờ khi Apple và Android đã liên tiếp bám sát nhau về hiệu năng đơn nhân, cùng lúc góp phần tạo nên xu hướng mới cho ngành công nghiệp smartphone. Các con cưng iPhone của Apple đã xây dựng được một đế chế hùng mạnh nhờ hiệu năng đơn lõi vượt trội, trong khi những chiếc điện thoại tốt nhất của Android hoàn toàn vượt trội về hiệu năng đa lõi.

    Chúng ta có thể nhìn thấy sự cách biệt rõ ràng giữa 2 xu hướng này khi chip lõi tám ra đời, trong khi Apple vẫn một lòng kiên định với hiệu năng của chip lõi đơn. Khả năng tận dụng hiệu năng đa lõi tốt không chỉ giúp Android xóa bỏ được tiếng xấu về hiệu năng trong thời gian đầu mà còn mang lại nhiều lợi ích khác, ví dụ như khả năng tiết kiệm pin khi chuyển giữa tác vụ nặng và nhẹ.

    Hiệu năng xét từng thương hiệu


    Android là một tên tuổi lớn, do vậy việc so sánh chỉ có ý nghĩa khi ông lớn này được xem xét trong một cuộc cạnh tranh với quy mô lớn hơn. Ở biểu đồ bên dưới, độc giả có thể nhìn thấy các siêu phẩm Android được ra mắt mỗi năm từ các thương hiệu lớn nhất trên thế giới. Sẽ rất khó để có thể tìm được đầy đủ số liệu cho tất cả các mẫu điện thoại, nhưng ít nhất biểu đồ này có thể cho thấy điểm bắt đầu và đích đến của cuộc đua hiệu năng giữa các hãng trong vòng 5 năm qua.

    [​IMG]


    Biểu đồ này cho thấy quá trình thay đổi phân khúc thị trường của Motorola (tách ra khỏi phân khúc tầm trung rồi lại trở lại). LG bắt kịp và vươn lên cạnh tranh thành công cùng với các đối thủ khác trên thị trường nhờ vào những chiếc điện thoại Nexus ấn tượng vào năm 2012 và năm 2013. Samsung liên tục nắm giữ vị trí hàng đầu trong công nghệ sản xuất smartphone nhờ có dòng chip Exynos tự sản xuất, trong khi Sony (dùng chip của Qualcomm và MediaTek) cũng đang bám đuổi quyết liệt..

    Không có gì đáng ngạc nhiên, các tên tuổi Android bám đuổi nhau với khoảng cách không đáng kể. Lý do là bởi hầu hết các hãng smartphone đều sử dụng cùng một vi xử lý cho mỗi thế hệ điện thoại đầu bảng, và rất nhiều trong số đó đến từ Qualcomm. Sự khác nhau duy nhất về hiệu năng chỉ xuất hiện ở những tháng gần đây, khi mà các công ty đua nhau tạo ra cột mốc mới cho thế hệ smartphone tiếp theo. Đi kèm với các cột mốc như chip 8 lõi (big.LITTLE), chu trình 14nm hay kiến trúc 64-bit là cú xảy chân của Snapdragon 810 và bước chuyển chiến lược sang "dùng đồ cùng nhà" của Samsung.

    Quãng thời gian từ 2012 tới nay là quãng thời gian thú vị nhất trong cuộc đua chip xử lý điện thoại, khi các hãng đồng loạt chuyển từ chip Qualcomm S4 sang chip lõi tứ với hiệu năng cao hơn, và tiếp đó là chip lõi tám như các smartphone 2015. Sự "tiến hóa" này chỉ diễn ra trong vòng 3 năm - một quãng thời gian chưa đủ dài để ký ức về iPhone 5 và Galaxy S III kịp phai nhòa. Samsung đã nỗ lực bứt phá trong cuộc đua tranh này bằng cách đưa công nghệ chip lõi tám vào Galaxy Note 4 hồi cuối năm 2014 rồi tiếp tục duy trì lợi thế đáng kể trong 2015 nhờ công nghệ 14nm. Các công ty khác cũng dần chuyển sang sứng dụng dụng chip lõi tám Snapdragon 810 cho thế hệ smartphone mới, tuy nhiên dòng chip này mới chỉ dừng lại ở công nghệ 20nm.

    [​IMG]


    LG là đại diện có tốc độ cải tiến chậm nhất trong những năm qua. Hãng này là một trong những tên tuổi đầu tiên sử dụng Snapdragon 800 (trên Nexus 5) nhưng sau đó đã lựa chọn tránh sử dụng Snapdragon 810 để đưa chip Snapdragon 808 lõi sáu vào chiếc LG G4 của hãng.​

    Hiệu năng xét trên giá thành

    Một trong những điều tuyệt vời nhất của công nghệ chính là giá cả ngày càng phải chăng, "phù hợp" với túi tiền của đại đa số người tiêu dùng. Ngày nay bạn không cần phải trả cả núi tiền cho một chiếc smartphone "xịn" đủ mạnh để chơi Asphalt hay Pirate Kings. Điều đáng ngạc nhiên là thực tế không hẳn luôn luôn là như vậy. Biểu đồ dưới đây cho thấy hiệu năng không phải lúc nào cũng tương ứng với tầm giá.

    [​IMG]
    Hiệu năng đa lõi của từng dòng giá.


    Theo đúng phóng đoán của nhiều người, ngày nay những chiếc điện thoại thông minh có hiệu năng tương đương (hoặc thậm chí là vượt trội) so với điện thoại của những năm trước sẽ có giá chỉ bằng một nửa.

    Ví dụ, chiếc Moto E thế hệ thứ 2 có giá 150 USD (khoảng 3,2 triệu đồng) cũng mang đến cho người dùng hiệu năng vượt mặt chiếc Samsung Galaxy S2 của năm cũ, vốn với giá hơn 500USD (hơn 10,5 triệu đồng). Tình huống tương tự cũng đã lặp đi lặp lại trong những năm đầu thập kỉ 2010, khi những chiếc smartphone Android đắt đỏ như HTC Nexus One nhanh chóng bị các đàn em giá rẻ bắt kịp và vượt mặt.
    Một hiện tượng thú vị khác diễn ra giữa thị trường điện thoại có giá trên 500 USD (hơn 10,5 triệu đồng) và thị trường điện thoại 250 - 500 USD (từ khoảng 5,3 triệu đồng đến 10,5 triệu đồng): năm 2012 và 2013 đã chứng kiến khoảng cách hiệu năng giữa smartphone phân khúc cao cấp và phân khúc tầm thấp bị giảm sút nhờ có Nexus 4 và Nexus 5. Sự chênh lệch này chỉ kết thúc khi Nexus 6 đắt đỏ ra đời, tuy nhiên các hãng điện thoại giá rẻ châu Á đã thay thế cho Google để đưa ra các dòng điện thoại có hiệu năng ngày càng tăng ở mức giá ngày càng giảm như OnePlus One và Xiaomi Mi4.

    [​IMG]
    Hiệu năng đơn lõi của từng dòng giá.

    Tuy vậy hiện nay khoảng cách về hiệu năng giữa các dòng điện thoại cao cấp sử dụng chip lõi tám với các dòng điện thoại chip giá rẻ hoặc chip đời cũ đang ngày càng được nới rộng đáng kể. Nửa đầu năm nay, Samsung, Sony, HTC và LG trở thành những tên tuổi đầu tiên tham gia vào phân khúc chip lõi 8. Nhưng ngay cả điều này cũng đang dần thay đổi, bởi các nhà sản xuất điện thoại giá rẻ cũng đã nhập cuộc với thế hệ smartphone tiếp theo, ví dụ như OnePlus 2 và Moto X Style – 2 mẫu điện thoại nổi bật về hiệu năng với mức giá chỉ 400 USD (gần 9 triệu đồng).

    Chúng ta cũng có thể nhìn thấy một xu hướng thú vị khác trong quá trình cải tiến hiệu năng của một số smartphone sử dụng chip lõi đơn qua biểu đồ dưới đây:

    Quay trở lại với phân khúc dưới 250 USD (khoảng dưới 5,3 triệu đồng), có vẻ như smartphone ở tầm giá này đang có hiệu năng tương đương với smartphone cao cấp 5 năm trước. Sự khác biệt về hiệu năng đơn lõi giữa các dòng giá ngày càng được rút ngắn, nhưng sự chênh lệch về hiệu năng tổng thể (đa lõi) vẫn tồn tại rõ rệt do phân khúc giá siêu rẻ vẫn tiếp tục bị gắn với chip lõi đôi đời cũ. Tuy nhiên, quá trình giảm giá chip đa lõi cùng với sự cải tiến trong lập trình ứng dụng cũng đã giúp cho phân khúc điện thoại tầm thấp với giá từ 150USD – 250USD (xấp xỉ 3,3 triệu đồng – 5,3 triệu đồng) thu hẹp khoảng cách về hiệu năng với các smartphone tầm trung. Đại diện cho xu hướng này là những chiếc smartphone "ngon bổ rẻ" như Moto E hay Redmi Note.

    [​IMG]


    Ngày nay, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn cả về giá cả lẫn hiệu năng. Những con chip điện thoại nhỏ bé đã có những bước tiến dài chỉ trong chưa đầy một thập kỷ, và chắc chắn sẽ không chỉ dừng lại ở đó. Chỉ trong vòng 1 tháng nữa, những chiếc smartphone đầu tiên sử dụng Snapdragon 820 sẽ ra mắt, còn Apple hứa hẹn sẽ mang nhiều bất ngờ lên chip A9. Tất cả đều hứa hẹn cho một cuộc đua hiệu năng không kém phần hấp dẫn cho tương lai.

    Theo VnReview



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất