Game và những lý do ngu người khiến chúng bị cấm ở nhiều quốc gia

Dương Thị Lan
  1. Bên cạnh những nguyên nhân chính đáng thì vẫn còn đó vô vàn những lý do trời ơi đất hỡi khiến một tựa game bị cấm phát hành ở vài quốc gia.

    Từ bạo lực, kích động bạo lực, yếu tố tình dục quá nhạy cảm hay bóp méo lịch sử động đến lòng tự tôn của một dân tộc - có vô vàn lý do khiến một trò chơi bị cấm phát hành. Xét cho cùng, game vốn không còn xa lạ với những tranh cãi nhưng quả thật có một số tựa game bị cấm vì những nguyên nhân lãng xẹt đến mức không thể hiểu nổi.

    Tom Clancy’s Splinter Cell: Pandora Tomorrow

    [​IMG]


    Một trong những tựa game nổi tiếng của Ubisoft - Tom Clancy’s Splinter Cell: Pandora Tomorrow đã bị cấm ở Indonesia vì lý do cực kỳ ngớ ngẩn. Cốt truyện Pandora Tomorrow xoay quanh một nhóm khủng bố có tên Dorah dan Doa, dịch tiếng Anh là “Blood and Prayer” (hay Máu và Nguyện Cầu). Cái tên chẳng có gì đặc biệt nhưng không hiểu tại sao, tổng thống Indonesia coi đây là một mối đe dọa với bản thân và người dân của đất nước mình nên ngay lập tức ra lệnh cấm. Những ai đang có ý định đi Indonesia du lịch thì cũng cẩn trọng với “Blood and Prayer” nhé vì có vẻ nó là cụm từ khá nhạy cảm ở đất nước này.

    Football Manager 2005

    [​IMG]


    Tựa game quản lý bóng đá của Sega thu hút một lượng lớn game thủ trên khắp thế giới nhưng vào năm 2005, nó bị cấm ở Trung Quốc do đe dọa “chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” của quốc gia này. Vì sao? Vì trò chơi đã liệt kê Hồng Kong, Tây Tạng và Đài Loan là những quốc gia độc lập trong khi Trung Quốc coi đó là một sự sỉ nhục bởi theo lý thuyết thì cả 3 khu vực này đều thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc.

    The Darkness (Phiên bản Xbox 360)

    [​IMG]


    Quay trở lại năm 2007 khi tựa game nhập vai hành động The Darkness được phát hành trên Xbox 360 và PS3 nhưng tại Singapore, phiên bản Xbox 360 đã bị cấm vì bạo lực quá mức. Kích động bạo lực - lý do nghe có vẻ hoàn toàn chính đáng nếu cả hai phiên bản đều giống hệt nhau nhưng lại chỉ có Xbox 360 bị cấm. Hay Sony có thế lực ngầm nào đó có thể chế ngự cơ quan kiểm duyệt của Singapore, chẳng ai biết được!

    Pokémon Trading Card Game

    [​IMG]


    Bất cứ game thủ nào lớn lên vào cuối thập niên 90 đều nghe ít nhiều biết đến Pokemon. Rõ ràng đây là một thương hiệu vô cùng phổ biến thời điểm đó. Tuy nhiên ở Ả Rập Xê Út, chơi Pokémon Trading Card Game bị xem là một tội ác, bởi nó ủng hộ Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái. Sở dĩ các nhà chức trách nước này nghĩ vậy bởi một trong những biểu tượng trên thẻ năng lượng của game giống với Star of David (biểu tượng cho nhân dạng Do Thái và chủ nghĩa Do Thái). Họ xem như đây như cách quảng bá tinh vi chương trình nghị sự bí mật của người Do Thái, đi ngược lại với chủ nghĩa chính trị của nước này.

    Counter-Strike

    [​IMG]


    Counter-Strike là huyền thoại của làng FPS nhưng trong mắt các nhà chức trách Brazil thì chẳng thấy đâu ý nghĩa của trò chơi, nó chỉ mang lại sự “cổ súy để lật đổ trật tự xã hội, cố gắng chống lại nhà nước dân chủ cũng như sự an toàn của cộng đồng.” Thực tế, game có nhắc đến Favela, một loại ổ chuột ở Brazil. Không muốn thừa nhận sự tồn tại của nghèo đói và túng quẫn, chính phủ quyết định cấm Counter-Strike như một cách để trốn tránh sự thực.

    (Còn tiếp)



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất