Game và những lý do ngu người khiến chúng bị cấm ở nhiều quốc gia (P2)

Dương Thị Lan
  1. Có những lý do được đưa ra thực sự khó hiểu và buồn cười.

    Có rất nhiều nguyên nhân khiến một tựa game bị cấm phát hành. Các trường hợp chính đáng như quá bạo lực, quá nhạy cảm, xúc phạm tín ngưỡng tôn giáo thì không bàn đến nhưng quả thật, có một số lý do cấm game cực kỳ tào lao và khó đỡ, nghe xong mà chỉ biết câm nín.

    EA Sports MMA

    [​IMG]


    Đan Mạch không phải là quốc gia nghiêm ngặt về mặt kiểm duyệt game, thậm chí còn có phần nới lỏng hơn nhiều so với những nước khác. Tuy nhiên, tất cả điều đó cũng không thể ngăn được sự ác cảm của chính phủ nước này với EA Sports MMA, nguyên do bởi game nhảy quá nhiều quảng cáo cho các loại nước tăng lực khác nhau. Thời điểm game ra mắt năm 2010, Red Bull cũng như bất cứ loại đồ uống nào có chứa hơn 150mg caffeine/ lít đều được coi là bất hợp pháp ở Đan Mạch. Electronic Arts cũng chẳng vì vậy mà chỉnh sửa trò chơi, hãng không thèm phát hành nó ở Đan Mạch luôn.

    Homefront

    [​IMG]


    Triều Tiên vốn là một quốc gia khép kín và quân phiệt. Trong Homefront phát hành năm 2011, người chơi sẽ chiến đấu chống lại sự xâm lược của quân đội Bắc Triều Tiên để bảo vệ lãnh thổ Mỹ. Không may cho game thủ Hàn, chính phủ nước này lo ngại việc phát hành trò chơi có thể gây hiềm khích với Bắc Triều Tiên nên Homefront nhanh chóng bị cấm phát hành tại Hàn Quốc.

    Command & Conquer: Generals

    [​IMG]


    Command & Conquer: Generals là một trong số những tựa game cũng bị cấm ở Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc được miêu tả là đồng minh của nhân vật chính trong game nhưng việc game cho phép người chơi trực tiếp phá hủy những địa danh nổi tiếng của Trung Quốc như Trung tâm Hội Nghị Hồng Kong, Đập Tam Điệp, Vạn Lý Trường Thành,... Không chỉ chính phủ mà ngay cả game thủ nước này cũng không hài lòng với điều đó. Bảo người dân Trung Quốc tự tay ném bom Quảng trường Thiên An Môn thành đống đổ nát quả thực là điều khó lòng chấp nhận. Người dân nước nào thì cũng có lòng tự hào về di sản dân tộc thôi.

    RapeLay

    [​IMG]


    RapeLay chính xác là tựa game nói về việc cưỡng hiếp và không nằm ngoài dự đoán, nó bị cấm ở hầu hết các quốc gia. Tuy nhiên, ở Argentina thì lý do cấm không hẳn do chủ đề nhạy cảm của game. Trong RapeLay có phân cảnh nhân vật chính theo dõi và tấn công tình dục một người phụ nữ và hai đứa con gái của cô ấy. Nguyên nhân chính khiến RapeLayb bị cấm ở quốc gia này lại nằm ở việc một trong những cô con gái của người phụ nữ kia chưa đủ tuổi thành niên. Điều này nghĩa là, nếu cô con gái kia mà đủ tuổi, Argentina hoàn toàn có thể chấp nhận phát hành tựa game này.

    Hy Lạp cấm tất cả game

    [​IMG]


    Vâng, bạn không nghe lầm đâu, Hy Lạp có luật cấm tất cả các trò chơi điện tử. Thời điểm năm 2002, để ngăn chặn vấn nạn cờ bạc bất hợp pháp, chính phủ Hy Lap đã cấm tất cả các thiết bị điện tử và phần mềm. Họ tin rằng tất cả các phần mềm đều có khả năng khiến một người nào đó thành một kẻ nghiện cờ bạc. Khi điều luật này được ban hành năm 2002, internet và công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong khoa học, thậm chí người ta có thể nuôi con trong ống nghiệm vào thời điểm đó, vì vậy niềm tin công nghệ và điện tử chỉ khiến con người ta sa đà nghe thực sự ngây thơ và nực cười. Không chỉ những công dân Hy Lạp mà ngay cả những người nước ngoài định cư ở quốc gia này cũng phải tuân thủ điều luật này nếu không muốn dính dáng đến pháp luật.​



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất