Game Dev Story – Thăng trầm nghề làm game

Yong
  1. GameHub.vn - Để tiếp nối chủ đề làm game,hôm nay GameHub xin giới thiệu đến các bạn tựa game cũ mà hay – Game Dev Story. Trong game bạn sẽ được điều hành một đội ngũ làm game với mục đich cho ra mắt những tựa game ăn khách nhất.


    [​IMG]
    Clip giới thiệu game:

    Được phát triển bởi Kairosoft, hãng game nổi tiếng nhờ những tựa game “gây nghiện” với phong cách đồ họa 8-bit. Cho đến thời điểm hiện tại Game Dev Story chính là tựa game thành công nhất của hãng này.

    [​IMG]

    Điểm cần phải nói đến đầu tiên là đồ họa của game, đồ họa của game thuộc dạng 8-bit. Tuy không thể so sánh với những tựa game khủng bây giờ nhưng vẫn phù hợp vì các mô hình trong game đều rất đơn giản, như các nhân vật, bàn ghế..v..v.. không cần chi tiết vì nhà phát hành đã định hướng là game sẽ đi theo hướng tập trung vào gameplay. Thật ra đối với những người có trải qua tuổi thơ cùng chiếc máy nes(game 4 nút) như tôi thì lại thích thú với đồ họa của game, như kiểu bạn đang được ôn lại kỉ niệm tuổi thơ ngay trên di động vậy.

    [​IMG]

    Nói đến âm thanh trong game có thể còn khiến cách bạn…. chán hơn. Vì âm thanh trong game đơn giản chỉ là những tiếng nổ nho nhỏ tượng trưng cho ý tưởng của các nhân vật, và một đoạn nhạc nền lặp đi lặp lại đến phát chán. Nhưng tương tự như phần hình ảnh, nếu bạn đã từng đam mê game 4 nút thì những âm thanh midi này lại đem đến cho bạn một sự thích thú không hề nhỏ.

    Điểm giữ chân người chơi của game chính là gameplay thú vị. Bạn sẽ vào vai CEO của một công ty do chính bạn thành lập, và bạn sẽ phải làm từ những việc đơn giản nhất như thuê vài nhân viên ban đầu cho đến khi công ty của bạn trưởng thành thành một công ty “tầm cỡ”. Vòng đời của một công ty game sẽ được mô phỏng qua ba giai đoạn, giai đoạn đầu tiên là khi công ty vừa thành lập, người chơi sẽ được thuê tối đa bốn thành viên để tham gia làm game.

    Các nhân viên mà bạn lựa chọn sẽ được phân chia ra khá nhiều loại, đơn cử như một nhà viết kịch bản, một coder..v..v.. và khi công ty bạn đủ lớn mạnh bạn sẽ đủ tiền để tuyển những nhân viên sáng giá nhất, như một hacker chẳng hạn. Mỗi nhân viên sẽ có bốn chỉ số cơ bản gồm Programmer, Scenario, GraphicSound, tùy vào từng loại nhân viên sẽ có các chỉ số nổi trội khác nhau như một Writer sẽ có các chỉ số viết kịch bản (Scenario) cao hơn các chỉ số khác, hoặc hơn nữa là một Hacker với các chỉ số đều cao như nhau.

    [​IMG]

    Khi đã đủ nhân sự, bạn có thể tìm một hợp đồng nào đó để kiếm thêm chi tiêu hoặc là bắt tay ngay vào sản xuất một tựa game “cộp mác” nhãn hiệu công ty mình.

    Game Dev Story sẽ cung cấp cho bạn khá nhiều thể loại game từ thể loại kinh dị, RPG thông thường cho đến thể loại phiêu lưu, mô phỏng và khá nhiều thể loại khác. Tiếp đến là loại game mà bạn sẽ hướng tới, đó sẽ là một game đua xe, game võ thuật hay một game nói về chiến tranh, hầu như những gì bạn “tưởng tượng” và muốn làm một game như thế nào thì GDS cũng cung cấp hầu như gần đầy đủ các loại game để đáp ứng “trí tưởng tượng bay xa” của bạn, tuy nhiên bạn nên nhớ dù sao game cũng làm theo quy luật ở đời thường, bạn không thể lựa chọn một thể loại kinh dị với một cốt truyện dành cho game lãng mạn được. Nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của trò chơi đó.

    Mỗi một giai đoạn người chơi sẽ được lựa chọn từng nhân viên phù hợp với yêu cầu của mình, nếu bạn cảm thấy công ty mình không có nhân viên nào phụ trách được công việc này, thì bạn có thể thuê những người bên ngoài để đáp ứng công việc, có thể là một người hâm mộ truyện tranh cho đến một thi hào văn học để phụ trách mảng cốt truyện trong game

    [​IMG]

    Giữa từng giai đoạn phát triển một game, đôi lúc người chơi sẽ bắt gặp có một nhân viên lên xin CEO (do người chơi “thủ vai”) được phép ” thử nghiệm” ý tưởng mới một mảng nào đó trong game. Nếu bạn cho phép nhân viên này làm thử, tùy vào năng lực và vận may của bạn mà hoạt động này sẽ thành công hay thất bại. Khi thành công thì game của bạn sẽ được cộng vào khá nhiều điểm dành cho mảng công việc mà họ thực hiện, còn thất bại thì ngoài lời xin lỗi ra họ còn để lại cho bạn một đống lỗi game.

    Một khi công ty của bạn đạt đến một mốc thu nhập nào đó thì bạn sẽ được đề nghị chuyển lên một công ty khác “hoành tráng” hơn, và cùng với việc công ty to hơn thì hiển nhiên bạn cũng sẽ được thuê nhiều nhân viên hơn. Các nhân viên tìm được có thể là người thường hoặc là nếu măy mắn và đủ tiền bạn có thể thuê được các nhân viên đặc biệt của game như Sarapovich, Gilly Bates, Stephen Jobson (đọc cũng biết là ai rồi đấy) v..v… những nhân viên này sẽ có chỉ số năng lực cực khủng, và dựa vào chỉ số này bạn có thể huấn luyện họ nhiều hơn những nhân viên thường..

    [​IMG]

    Còn rất nhiều điều hấp dẫn nữa trong Game Dev Story, các bạn hãy tự mình trải nghiệm để thấy rằng công việc làm game không hề dễ dàng như nhiều người vẫn tưởng. Nhưng nếu được đầu tư đúng mức như School Cheater hay Murimuri Jump, game Việt hoàn toàn có thể đạt được những thành công vang dội như Flappy Bird đã từng làm.

    Bạn có thể tải Game Dev Story tại đây:

    [​IMG]


Chia sẻ trang này

Tin mới nhất