Điện thoại bẩn đến cỡ nào?

Emily
  1. Vi khuẩn trên xe bus, tại các nhà gas, trên tay nắm nhà vệ sinh, trên tay lái xe, trên bàn làm việc,... đều được "lưu trữ" trên chiếc điện thoại hàng ngày.

    Sau đó khi đưa điện thoại lên nghe máy thì vô tình lượng vi khuẩn đó có thể tiến vào cơ thể người qua đường miệng một cách dễ dàng. Đó là kết luận thú vị của các bác sĩ tại Đại học Y khoa New York, cảnh báo người dùng trước nguy cơ lây bệnh từ chính chiếc điện thoại của mỗi người.

    Thống kê tại Mỹ cho thấy người dùng trung bình kiểm tra điện thoại 46 lần mỗi ngày và con số này nhiều hơn ở những người trẻ tuổi. Hơn một nửa số người dùng xem điện thoại vài lần mỗi giờ. Do đó, dù bất kể bạn đặt nó ở trong túi xách, ba lô, trên bàn làm việc hay trong túi quần thì chắc chắn cũng có lúc nó sẽ tiếp xúc với bàn tay - một trong những nơi bẩn nhất trên cơ thể người. Bàn tay cũng là nơi người ta dùng để chạm vào các vật dụng công cộng, nhà vệ sinh,... và đó cũng là con đường vi khuẩn đi từ những nơi đó lên điện thoại.

    [​IMG]


    Chuyên gia vi sinh và bệnh lý Philip Tierno tại Đại học y New York cho biết rằng: "Vệ sinh điện thoại là một việc làm khôn ngoan. Tôi vệ sinh điện thoại của tôi mỗi ngày." Ông cho biết rằng nhiều nghiên cứu chứng minh có nhiều loại virus và vi khuẩn khác nhau trên điện thoại, đồng thời chúng cũng thường được tìm thấy trên da người, đường hô hấp và trong phân. Mặc dù đa phần đều không gây bệnh nhưng không phải tất cả đều vô hại. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh E. coli, MRSA, Streptococcus và nhiều loài vi khuẩn có hại khác có khả năng sinh sống trên điện thoại.

    Trong nhiều trường hợp thì con người cần phải tiếp xúc với lượng vi khuẩn đủ lớn mới có thể dẫn tới bệnh, do đó sự hiện diện của vi khuẩn trên điện thoại là điều tất yếu và không quá đáng lo ngại. Tuy nhiên, theo Tierno thì có một số tác nhân gây bệnh, thí dụ như các norovirus (gây bệnh tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng,... và cũng có thể xuất hiện trên điện thoại) thì chỉ cần một lượng nhỏ cũng đủ gây bệnh.

    May mắn thay, việc vệ sinh điện thoại chỉ bằng một chiếc khăn sạch là có thể loại bỏ phần lớn vi khuẩn (mặc dù không hoàn toàn). Trong khi các hãng sản xuất đều khuyến cáo người dùng không nền dùng các chất tấy rửa mạnh như cồn để lau màn hình cảm ứng vốn rất nhạy cảm nhưng trên thị trường cũng có một số sản phẩm chuyên dụng có thể làm được điều đó. Cuối cùng, Tierno cho rằng vẫn ổn nếu bạn quên không lau điện thoại nhưng tốt nhất là nên làm vậy, vừa đảm bảo sạch, vừa giúp điện thoại luôn đẹp.

    Theo TinhTe


Chia sẻ trang này

Tin mới nhất