Điểm mặt những tựa game gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử

Dương Thị Lan
  1. Cũng giống như bao ngành nghề giải trí khác, làng game cũng không tránh khỏi những phi vụ gây nhiều lùm xùm tranh cãi.

    Bởi xã hội vẫn còn có nhiều định kiến về game nên mỗi khi có sự cố xảy ra, việc game bị mang ra làm “vật tế thần” đã không phải là chuyện xa lạ, đặc biệt là những trò chơi mang khuynh hướng bạo lực. Đổ hết tội lỗi lên đầu các trò chơi điện tử là sai, tuy nhiên không thể phủ nhận, quả thực có những tựa game chứa một số nội dung gây khó chịu thật sự.

    Custer’s Revenge - Mục tiêu tối cao là… cưỡng hiếp một người phụ nữ Mỹ bản địa

    [​IMG]


    Custer’s Revenge chính thức được phát hành trên Atari 2600 vào năm 1982 bởi Mystique nhưng đã nhanh chóng bị cấm ở nhiều quốc gia bởi nội dung quá nhiều tranh cãi. Nó thậm chí được đánh giá là một trong những trò chơi phản cảm nhất từng được phát hành. Lấy bối cảnh ở vùng biên giới nước Mỹ, người chơi trong vai một nhân vật lúc nào cũng “hứng tình” có tên Custer. Trong suốt cuộc hành trình, game thủ phải vượt qua những cơn mưa bom đạn lạc để hoàn thành mục tiêu cuối cùng - cưỡng hiếp một cô gái người Mỹ bản địa đang bị trói vào cột.

    Việc Custer’s Revenge về cơ bản chỉ là một trò chơi hiếp dâm gây ra nhiều phẫn nộ. Atari thậm chí đã kiện nhà phát triển vì làm ảnh hưởng xấu đến tên tuổi của hãng. Các tổ chức đại diện cho phụ nữ và người dân bản địa Mỹ đều tỏ thái độ cực kỳ gay gắt và cuối cùng, trò chơi buộc phải gỡ bỏ khỏi hầu hết các cửa hàng.

    Postal 2 - Thỏa tay giết người vô tội và kỳ thị giới tính

    [​IMG]


    Phần tiếp theo của Postal phát hành năm 2003 cho PC cũng gây tranh cãi không kém. Tựa game bắn súng góc nhìn thứ nhất này đã phải tiếp nhận vô vàn lời chỉ trích, ném đá từ các phương tiện truyền thông và các tổ chức nhân đạo vì quá bạo lực. Postal 2 không chỉ cho phép người chơi giết hàng trăm thường dân vô tội mà còn chứa cả những nội dung phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính và kỳ thị những người đồng giới.

    Một số quốc gia đã cấm Postal 2, ở New Zealand những người sở hữu tựa game thậm chí còn bị coi là tội phạm. Văn phòng Phân loại Phim và Văn học cho biết: “Trò chơi khuyến khích người chơi bạo lực và gây nhiều tổn thương cho chính đồng loại của mình.” Bất kỳ ai bị bắt lén lút chơi trò chơi này sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt lên đến 1.400 đô la.

    Call Of Duty: Modern Warfare 2 - Cho người chơi vào vai kẻ khủng bố sát hại dân thường

    [​IMG]


    Series Call of Duty vốn không có nhiều tai tiếng ngoại trừ nhiệm vụ “No Russian” của Call of Duty: Modern Warfare 2. Trong game, người chơi đóng vai một gián điệp CIA, người phải tham gia vào một cuộc tấn công khủng bố ở sân bay Nga, xả súng vào hàng chục thường dân. Hiển nhiên, nhiệm vụ này ngay lập tức vướng phải nhiều tranh cãi. Ở Nhật Bản và Đức, các nhà phát triển phải thay đổi nhiệm vụ để tránh hậu quả không mong muốn, còn bản phát hành tại Nga thì cảnh này đã bị cắt bỏ hoàn toàn. Đối với các quốc gia khác, người chơi sẽ có quyền lựa chọn bỏ qua nhiệm vụ, tức họ vẫn có thể chơi như một kẻ khủng bố và bắn chết những người vô tội trong Call of Duty: Modern Warfare 2.

    Leisure Suit Larry - Coi phụ nữ chỉ như món đồ chơi thỏa mãn sinh lý

    [​IMG]


    Thuộc thể loại vui nhộn, hài hước nhưng Leisure Suit Larry vẫn chứa một số nội dung gây tranh cãi. Một số cửa hàng từ chối quảng cáo hoặc bán tựa game này, vài nhân viên thậm chí còn không muốn tiếp tục làm việc với dự án. Lý do, đơn giản là quan điểm nhân sinh lệch lạc của trò chơi. Trong Leisure Suit Larry, phụ nữ bị coi rẻ rúng không khác gì một món đồ chơi tình dục và điều này dẫn đến sự phẫn nộ của nhiều người chơi.

    Manhunt - Phương thức giết người quá tàn bạo

    [​IMG]


    Được tạo ra bởi nhóm phát triển đứng sau series GTA, Manhunt được đánh giá là cái tên gây tranh cãi nhất trong lịch sử của Rockstar. Vấn đề nằm ở đồ họa và cách thức giết người quá tàn bạo mà người chơi phải đối xử với kẻ thù của mình. Nhiều người cảm thấy những hành động bạo lực này sẽ khuyến khích người khác bắt chước, thậm chí game đã từng bị đổ lỗi cho một vụ giết người ở Anh. Tuy nhiên bất chấp sự phản đối của các chính trị gia trên toàn thế giới, nhà phát triển thậm chí còn tiếp tục tạo ra một phần tiếp theo cũng gây tranh cãi không kém.

    (Còn tiếp)


Chia sẻ trang này

Tin mới nhất