Công nghệ AR đã khiến game chất chơi như thế nào? (P2)

Chuột Mickey
  1. Tiếp tục phần 1 của series bài, phần 2 này sẽ có điều gì thú vị bên công nghệ AR chưa bao giờ hết hot và ngành công nghiệp game chuyển động từng ngày. Cùng đón đọc bài viết dưới đây để thấy sự biến đối chóng mặt này.

    Trước khi Niantic Labs phát hành Pokemon Go (PMGO) đã có một tựa game cũng rất thành công về công nghệ AR này đó chính là “Ingress”. Tựa game này có thể nói là người tiền nhiệm của “PMGO”, hệ thống LBS, những tính năng như tương tác thực tế, thành trì (Hall road) cạnh tranh đều xuất hiện trong “Ingress” và được đón nhận hết sức thành công.

    [​IMG]

    Tuy nhiên “Ingress” lại không thể tạo ra sức nóng trên toàn thế giới như PMGO, từ sau khi lên kệ Android năm 2013, mặt khác chỉ được nhóm người trẻ tuổi yêu thích đặc biệt là sinh viên đại học bởi tính mới mẻ, theo kịp trào lưu, hệ thống tương tác xã hội phong phú, kết bạn và là nơi ươm mầm cho tình yêu đôi lứa.


    [​IMG]

    So với PMGO, “Ingress” khá đặc biệt trong loại game sử dụng công nghệ AR này. “Ingress” không lợi dụng sự liên kết giữa camera và thế giới thực nên dễ thấy chúng không thông qua camera để tìm pokemon như trong “PMGO”.

    [​IMG]

    Thực tế thì toàn bộ “Ingress” đều được phát triển nhờ vào hệ thống LBS. Thông qua Google map và định vị GPS để hoàn thành các kiến trúc thế giới game, chỉ cần bạn mang theo smartphone di chuyển trong thế giới thực thì nhân vật của bạn trong game cũng đang di chuyển. Điểm khác nhau lớn nhất giữa “Ingress” và PMGO là PMGO có 1 phần thông qua thị giác để tăng cảm giác thực tế còn “Ingress” thì hoàn toàn thông qua vị trí địa lý của người chơi để tăng hiệu quả thực tế.

    [​IMG]

    Sau sự thành công của PMGO, hàng loạt những tựa game ăn theo cũng phát triển từ công nghệ AR được đưa ra thị trường, đơn cử như tựa game “Catchmon” của Hàn Quốc và “Pokemon Go” được phát triển bởi Tencent tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên rõ ràng chúng vẫn chưa thể hiện sự khác biệt nổi bật cùng thành công như đàn anh “Pokemon Go” của nó.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Một điều rất thú vị GameHub muốn chia sẻ đến bạn là ngoài sự quan tâm đến từ các nhà sản xuất game thì sức ảnh hưởng của Pokemon Go còn lan sang cả thị trường video. Một số fan đã tự chế ra “Harry Potter Go” cũng có những tính năng như pokemon khá thú vị.

    [​IMG]

    Bên cạnh đó cũng có những tựa game sử dụng công nghệ AR cũng giành được rất nhiều sự quan tâm của thị trường như “Maguss Wand”, “Father.io” hay “Night Terrors”.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Bất luận là VR hay AR thì trước mắt chúng vẫn đang trong thời gian phát triển và cần thêm thời gian để thực sự hoàn thiện. Thực tế vấn đề chủ yếu ở đây chính là chi phí. Chi phí nghiên cứu cũng như chi phí trải nghiệm đều rất cao khiến chúng là một rào cản khiến chúng vẫn chưa thực sự thông dụng đến ngõ ngách từng gia đình.

    [​IMG]



    TRANG CHỦ: http://www.appgame.com/archives/634845.html



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất