Cnet tìm ra điểm chung của Black Myth và Na Tra, phải chăng là công thức thành công mới?

Nguyễn Thu Trang
  1. Cùng khai thác những nhân vật giả tưởng quen thuộc như Tôn Ngộ Không và Na Tra nhưng cả Game Science và đạo diễn Sủi Cảo đều có cách tiếp cận khéo léo, mang tới sự mới lạ cho tác phẩm của mình.

    Trong khoảng thời gian nửa năm trở lại đây, các sản phẩm giải trí đến từ các nhà phát triển và làm phim xứ tỷ dân liên tục nhận được sự chú ý từ cả người hâm mộ Trung Quốc cũng như quốc tế, trong đó nổi bật nhất chắc chắn là Black Myth: WukongNa Tra: Ma Đồng Náo Hải. Bên cạnh hình ảnh và kỹ xảo đặc sắc thì cốt truyện chính là thứ được mang ra bàn luận nhiều nhất.

    Black Myth: Wukong và Na Tra cùng khai thác những nhân vật giả tưởng quen thuộc với khán giả châu Á. Và như đã biết, hai hình tượng kinh điển này đã được xuất hiện rất nhiều trong tiểu thuyết, phim ảnh cũng như những tác phẩm ăn theo khác. Vậy nên, thách thức đối với nhà phát triển Game Science và đạo diễn Sủi Cảo là tìm ra một cách tiếp cận mới mẻ hơn để thu hút khán giả.​

    [​IMG]


    Các fan hâm mộ xứ tỷ dân cũng nhanh chóng phát hiện ra, siêu phẩm nhà Game Science và “bá chủ” phòng vé Trung Quốc cùng có điểm chung là xây dựng hình tượng thiên đình gắn liền với phe phản diện. Nắm quyền sinh sát của chúng sinh trong tay nhưng thiên đình trong hai tác phẩm này lại chẳng hề từ bi, đức độ như thường thấy trong các bộ phim, ngược lại, họ mới chính là những kẻ gây ác, dồn ép người khác đến mức phải phản lại.

    Phải chăng, đây đang là xu hướng, là công thức thành công mới cho các sản phẩm giải trí Trung Quốc? Trên thực tế, trước đó cách tiếp cận này đã từng xuất hiện trong nhiều bộ tiểu thuyết hay nhiều tựa game nổi tiếng. Ví dụ như với Assassin’s Creed hay Tomb Raider, phe giáo hội trong đó cũng được khắc họa là phản diện. Nếu được vận dụng một cách khéo léo thì đây chắc chắn sẽ là một hướng triển khai phù hợp để làm mới những nhân vật, những tác phẩm đã quá quen thuộc và có đôi phần nhàm chán với khán giả.



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất