Chuyên gia bảo mật Google cũng 'xấu hổ' vì Android

Yong
  1. Một trong những vấn đề lớn nhất mà Android gặp phải là tình trạng phân mảnh trầm trọng, dẫn tới một khung cảnh bảo mật không mấy sáng sủa trên hệ điều hành di động số 1 thế giới.

    Chia sẻ của chuyên gia công nghệ Chris Soghioan đến từ Hiệp hội Tự do Hoa Kỳ cho thấy những người không có đủ tiền để mua iPhone sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro về bảo mật hơn người dùng iPhone.

    [​IMG]


    Trong một cuộc trò chuyện tại hội thảo EmTech do chuyên trang Technology Review của ĐH MIT tổ chức, Chris Soghioan, trưởng bộ phận công nghệ tại HIệp hội Tự do Hoa Kỳ khẳng định: "Google có đội ngũ bảo mật tốt nhất trong số các công ty tại Thung lũng Silicon, nhưng những chuyên gia bảo mật của Google mà tôi biết lại cảm thấy xấu hổ vì Android".

    Tuyên bố nói trên được Soghioan đưa ra với dẫn chứng rằng Android đang tiếp tục thua kém iOS về các tính năng bảo mật. Trong khi iOS được "đóng" khá chặt chẽ và cũng thường nhanh chóng cho phép người dùng tiếp cận với các bản vá, phần lớn người dùng Android đang phải đối mặt với quá trình cập nhật bị phân mảnh bởi các nhà sản xuất và các nhà mạng lớn trên toàn cầu.

    Khác với trải nghiệm iOS được Apple kiểm soát, người dùng Android chỉ có thể tiếp cận với các bản cập nhật mới sau khi các nhà mạng và các nhà sản xuất đã chấp thuận phát hành các bản vá này trên thiết bị của họ. Cách duy nhất để được cập nhật hệ điều hành sớm nhất trên Android là bỏ tiền ra mua một trong các mẫu Nexus của Google.

    [​IMG]


    Theo Soghioan, điều này là đặc biệt tồi tệ bởi iPhone thường được sở hữu bởi những người giàu có, trong khi các đối tượng kém dư dả về tài chính lại thường mua smartphone Android. Chuyên gia công nghệ này cho rằng vấn đề càng trở nên trầm trọng bởi Google chỉ ép buộc các nhà sản xuất thực hiện mã hóa trên các thiết bị cao cấp, khiến cho những người sử dụng điện thoại Android cấp thấp phải đối mặt với nguy cơ bảo mật lớn hơn.

    Chris Soghioan sau đó cũng tái khẳng định mục đích của ông không phải là để khởi động một cuộc cãi vã giữa fan cuồng của hai hệ điều hành mà là để làm rõ các vấn đề để các công ty công nghệ có thể tập trung nâng cao bảo mật cho hệ điều hành của mình: "Chúng ta không chỉ bị phân chia giai cấp về công nghệ mà còn bị phân chia giai cấp về bảo mật. Chiếc smartphone được người giàu sử dụng thì lại được mã hóa và không thể bị nghe lén, trong khi chiếc smartphone được phần đông người dùng ở Nam bán cầu và những người nghèo tại Mỹ thì lại có thể bị nghe lén".

    Theo VnReview


Chia sẻ trang này

Tin mới nhất