Chọn card màn hình nào để chơi game mượt: Nvidia hay AMD?

Emily
  1. Nvidia hay AMD: Mỗi hãng card đồ họa đều có những ưu nhược điểm riêng. Bài viết sau sẽ giúp bạn phân tích và "an tâm" hơn với lựa chọn card đồ họa của mình.

    Từ trước đến nay, hầu hết là khi chúng ta mua hoặc lắp ráp một chiếc máy tính thì phần lựa chọn card màn hình vẫn là một vấn đề gây nên nhiều khó khăn cho người dùng vì sự đa dạng của thị trường card màn hình. Thực tế đã xảy ra rất nhiều tranh cãi về lĩnh vực này giữa những người dùng máy tính. Hiện nay hầu hết các sản card màn hình sử dụng chip xử lý từ 2 ông lớn là Nvidia AMD. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng nhau phân tích vấn đề trên cụ thể hơn, mặt mạnh và yếu của từng hãng và làm thế nào để chọn đúng loại card màn hình bạn cần.

    So sánh card màn hình Nvidia và AMD


    Tỉ lệ chi phí – hiệu năng luôn thay đổi
    Nvidia và AMD là những hãng công nghệ lớn đến từ Mỹ, cái nôi của nền khoa học công nghệ máy tính tiên tiến nhất trên thế giới. Do đó 2 hãng đều có những công nghệ riêng và sự ưu việt về thiết kế sản phẩm. Trên thị thường hiện nay có nhiều nhà sản xuất OEM như Asus, Gigabyte, Msi... đều là những đối tác gia công của Nvidia và AMD. Do đó nếu cùng một mã sản phẩm ví dụ như: GTX 950 hay R9 280X của ASUS và MSI thì thường chúng sẽ cho hiệu năng tương đương nhau, còn giá bán khác nhau chút ít do các chi tiết đi kèm và kiểu dáng có hầm hố hay không mà thôi.

    [​IMG]
    Tốc độ khung hình trong trò Tomb Raider – càng cao càng tốt

    Nên nhớ một điều rằng thị trường bộ xử lý đồ họa hiện nay cạnh tranh cực kỳ khủng khiếp. Một sản phẩm thực sự kém chắc chắn sẽ bị đào thải ngay lập tức. Tuy nhiên, không khó để chúng ta nhận ra rằng AMD tuy có phần hơi lép vế nhưng họ vẫn đứng vững và chiếm được một miếng bánh thị phần không nhỏ. Yếu tố quan trọng nhất chính là giá của các card AMD khá hợp lý.

    Một điển hình là dù liên tục bị mang ra so sánh, AMD R9 290 và Nvidia GTX 970 thực chất không cùng một tầm giá. Dẫu cho mang tiếng là cùng phân khúc, AMD đã nhận thấy được hiệu năng của R9 290 thấp hơn GTX 970 và điều chỉnh giá hợp lý hơn. Hiện tại, đại đa số các card màn hình sử dụng chip AMD 290 đều có giá thị trường thấp hơn GTX 970 khoảng 1 triệu đồng. Điển hình như Gigabyte R9 290 tôi đang sử dụng để đánh giá có giá khoảng 9 triệu đồng, trong khi người anh em cùng hãng Gigabyte GTX 970 G1 Gaming có giá tới hơn 10 triệu. 2 dòng đỉnh là GTX 980 và R9 290X cũng lần lượt có giá trung bình là 15 triệu và 13 triệu. Điều này phản ánh được đúng sự chênh lệch hiệu năng của các dòng card đồ họa.

    Vấn đề tiêu thụ điện năng giữa AMD và Nvidia
    Bình thường người ta hay gán mác cho các dòng card của AMD là tốn điện song thực tế chưa chắc là như vậy. Cùng một phân khúc, card AMD cho mức tiêu thụ điện năng cao hơn từ 30 - 50w điện. Nếu tính trung bình cả ngày bạn chơi game 24/24 thì sẽ chênh lên 1 số điện (tức khoảng 2500đ). Thực tế khi sử dụng card của 2 dòng, chúng tôi nhận thấy rằng hóa đơn tiền điện khi trả của AMD chỉ cao hơn đôi chút so với Nvidia, cụ thể chênh lên cỡ tầm 60.000 đồng. Số tiền đó cả tháng tính ra cũng chỉ uống trà đá cả ngày, không quá tốn kém. Nhưng so sánh hiệu năng đem lại thì điều này thực sự không đáng ăn thua là bao.

    NVIDIA và AMD – công nghệ trong game

    [​IMG]
    Nvidia và AMD đều có công nghệ riêng


    Tỉ lệ chi phí – hiệu năng thường là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn mua card màn hình. Nhưng còn một số yếu tố khác chúng ta cũng nên cân nhắc đến.

    Nvidia lẫn AMD đều có những đặc điểm để làm khác mình đi so với đối thủ. Điển hình như Nvidia có một số công nghệ độc quyền như PhysX giúp tạo ra nhiều hiệu ứng vật lý bổ sung làm game thêm sinh động. AMD cũng tỏ ra không kém cạnh khi bổ sung những công nghệ tương tự, nhưng hầu hết lại đi sau đối. Nvidia đã tung ra thị trường màn hình G-Sync được quảng bá rằng sẽ tương thích tốt với card màn hình của hãng mà không gây ra hiện tượng lag hay giật khi chơi game. Trong khi đó AMD cũng có Freesync với tính năng tương tự nhưng lại xuất hiện muộn hơn so G-Sync một thời gian.

    Ngoài ra cũng không thể không nhắc đến tính năng ShadowPlay của Nvidia. Tính năng này chó phép chúng ta ghi lại video trong quá trình chơi game. Cũng như đã đề cập ở phần trên, nếu Nvidia có tính năng gì thì AMD cũng có tính năng tương tự cho các card màn hình của mình. GVR của AMD cũng dành cho mục đính tương tự như ShadowPlay của Nvidia. Ngoài ta Nvidia cũng hỗ trợ stream game đến các thiết bị Shield.

    Có lẽ nên nhấn mạnh rằng Nvidia không phải lúc này cũng là người đưa ra những tính năng mới đầu tiên. Ví dụ như tính khả năng TressFX với khả năng mô phỏng tóc cực kỳ ấn tượng của AMD. Và đương nhiên là Nvidia cũng không chịu thua khi một thời gian ngắn sau đó cũng giới thiệu HairWorks cũng dành cho khả năng mô phỏng tóc. Nhưng theo ý kiến riêng của bản thân chúng tôi thì TressFX có vẻ vượt trội hơn.

    Scandal giữa Nvidia và AMD

    [​IMG]
    Những scandal mang tên NVIDIA và AMD

    Hai ông lớn này thường xuyên hay phải trạm trán với nhau hòa theo với những tranh cãi gắt gao của fan mỗi hàng tạo nên những cuộc tranh cãi không hồi kết chiếm biết bao tài nguyên của các diễn đàn game cũng như công nghệ máy tính.

    Nvidia luôn bị "đồn thổi" rằng hãng bắt tay - cấu kết chặt chẽ với các nhà phát triển game. Game thủ AMD không lạ gì khi hệ thống của họ lê lết như thế nào nếu chơi các Game đóng mác Nvidia. Điển hình nhất là các game hỗ trợ PhysX, hệ thống AMD chơi game trên sẽ vô cùng lag và giật khi kích hoạt tính năng này lên. Trong khi đó người chơi được gì từ PhysX???

    Câu trả lời là những hiệu ứng "tung tóe" trông có phần giả tạo, các hiệu ứng cháy nổ thoái quá và rất hoạt hình trong game. Các bạn có thể theo dõi các clip mô phỏng PhysX trong game Borderlands 2 và Batman Arkham City.

    Còn ở phí AMD có công nghệ mô phỏng tóc TressFX giúp tạo ra một mái tóc trông giống như thật. Điều đáng nói ở đây, tính năng này không vắt kiệt hệ thống như PhysX của Nvidia giúp các game thủ phe xanh cũng không quá trồi sụt khung hình. Tuy nhiên Nvidia cũng không kém cạnh ra mắt công nghệ Hairworks, điển hình là trong game The Witcher 3, tuy hiệu ứng nhìn rất đẹp mắt nhưng sẽ làm cho card AMD rơi nước mắt vì lê lết khung hình. Ngoài ra còn nhiều ý kiến trái chiều như driver của AMD hoạt động không ổn định và làm nóng máy. GTX 970 của Nvidia thì bị tố sử dụng RAM có tốc độ khác nhau trên cùng một sản phẩm…

    DirectX 12 và hơn thế nữa
    Những scandal trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới trải nghiệm người dùng rồi nhưng vẫn còn bé chán so với scandal mới đây khi hàng loạt các báo công nghệ đưa tin: Nvidia chưa hề có một dòng card đồ họa nào hỗ trợ full Dx12 như của AMD. Điều kì lạ là các dòng Card đồ họa cũ kĩ như R9 290 và R9 290x chạy trên kiến trúc GCN 1.1 lại chơi được DX 12 ngon lành. Điều tuyệt diệu này khiến giá và sự săn lùng của cộng đồng với 2 cái tên cũ nhưng hot là R9 290 và R9 290X tràn ngập topic rao bán.

    Trớ trêu thay, kể từ hồi Windows 10 ra mắt chính thức đã hơn nửa năm mà chưa có game nào hỗ trợ Dx 12, người ta đang đặt câu hỏi, có phải các hãng phát triển game không mặn mà hay vì Nvidia muốn họ "chăm chút" game hơn nữa đề lùi lại ngày ra mắt.

    Chọn phe nào, Xanh hay Đỏ?
    Điều mấu chốt của bài viết trên là: card hãng nào cũng tốt và có những fanboy riêng. Thị trường hướng tới của từng card màn hình cũng khác nhau cho nên một khi bạn đặt trọn niềm tin vào hãng nào thì hãy bỏ ngoài tai những xì xào bên ngoài. AMD thành công với Xbox One và PS4. Nvidia thì thành công trong xây dựng thương hiệu và hỗ trợ game PC. Chúng ta thành công khi chọn được card màn hình không chỉ ngon - bổ - rẻ mà còn hợp tông màu với dàn của mình.

    Theo VatGia​


Chia sẻ trang này

Tin mới nhất