Cho khách nợ tiền Net từ khi đi bộ đội đến lúc ra quân vẫn không đòi được

Khánh Ly
  1. Nỗi niềm này chắc chắn không phải là của riêng người kinh doanh net nào.

    Cho khách nợ tiền không biết đươch coi là “thượng sách” hay “hạ sách” để giữ chân khách hay “mất cả chì lẫn chài”. Nhưng thực tế thì vấn đề quỵt nợ đã trở thành câu chuyện thường như cơm bữa mà bất cứ người kinh doanh net nào cũng đã từng trải qua, thậm chí nhiều phen không khỏi khiến những ông chủ, bà chủ của chúng ta nổi trận lôi đình, cười ra nước mắt.


    Như mới đây một chủ quán net đã phải “khóc dở mếu dở” khi gặp đúng thành phần khách lầy lội, chai mặt đích thị xứng danh “Chí Phèo”. Mặc dù số tiền nợ cũng chỉ vỏn vẹn chưa đầy 300k, từ ngày thanh niên đi Wave Tàu nợ 5k – 10k đến lúc đổi đời “sang choảnh”, ăn chơi mặc diện, từ lúc đi bộ đội đến lúc ra quân, chủ quán net khốn khổ 5 lần, 7 lượt vẫn không đòi được tiền. Thậm chí anh chàng kia còn dày mặt đến nỗi tuyên bố thẳng thừng là không trả tiền.

    [​IMG]


    “Nỗi niềm từ những ngày đầu em làm net còn ngây thơ tin thằng trẻ trâu đi con wave tàu không có tiền chơi và cho nó nợ mỗi lần 5k – 10k. Mà giờ nó đã sang choảnh thế này rồi vẫn không thèm trả em 293k. Tóc tai vuốt vuốt các thứ áo lục quần Tây – chạy xe đẹp.

    Thật sự em cũng rất bực, cho nó nợ nó đi bộ đội cũng không ý kiến gì là trả hay không, đến lúc nó ra quân đi làm kiếm tiền rồi thấy ăn chơi mặc diện. Ra rồi em mới nhắn tin đòi tiền, nó hẹn 5 lần 7 lượt. Các cụ nhà mình vẫn có câu “quá tam ba bận”, qua lần hẹn thứ 3 em có nhắn tin đòi nó thì chỉ nhận được 1 chữ “đã xem” (phản hồi của facebook), và không có hồi âm. Để rồi 3 ngày sau đó em đăng lên face, em mới nhắn tin tiếp cho nó và nó tuyên bố là không trả tiền”.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]


    Nỗi niềm này chắc chắn không phải là của riêng người kinh doanh nào, thậm chí có chủ quán còn vào bình luận: “Cùng nỗi niềm, em cho nó thiếu 87k, một năm không trả em nhắn tin đòi người yêu nó, nó cũng không trả. Em gặp nó ở net khác đòi, nói trả lời đòi người yêu nó, giờ nó không trả làm gì nó. Thế là lúc đó em cố gắng kiềm chế nói nếu mày không sợ mất mặt thì chế đây cũng rảnh lắm, gặp mày đâu là đòi đó. Thế là em đi đòi từ tiệm này qua tiệm khác, từ nhà nó sang chỗ làm. Thế là nó phải trả”. Có lẽ với những vị khách “chày cối” như thế này thì cách tốt nhất là mình cũng phải chày cối hơn họ. So sánh câu chuyện của hai chủ quán với nhau thì có lẽ chủ quán đầu tiên có phần hơi “hiền” và dễ tính.

    [​IMG]


    Đa số những trường hợp quỵt nợ hay “chuồn nợ” đều là khách lạ, khách vãng lai đến quán chỉ chơi một lần rồi mất tích luôn. Mặc dù có cả camera quay hình lại thì người chủ nhiều khi cũng khó lòng đòi được tiền bởi “không biết ở đâu mà lần”. Nhưng thậm chí có khi là người quen gặp hàng ngày, gặp phải khách “chày bửa” thì cũng chưa chắc dễ đòi.

    Chỉ là một chia sẻ nhưng không ít người lấy đó mà suy nghĩ, ngán ngẩm cho cái nghề của mình. Hầu như bất cứ ai trong nghề cũng từng không ít lần gặp phải những trường hợp như thế này.

    [​IMG]


    Không chỉ riêng câu chuyện quỵt nợ, trốn nợ mà cái nghề thu tiền lẻ này còn gắn với đủ thứ tai ương trên đời: trộm cắp, nói tục, chửi thề, mất vệ sinh, phá gear… và đắng lòng nhất là đủ mọi cách nhìn phiến diện, soi mói từ phía xã hội.

    Để tránh những trường hợp trên, các chủ quán tốt nhất nên áp dụng hết phương thức nạp tiền vào tài khoản, nạp bao nhiêu chơi bấy nhiêu. Có thể mất lòng trước nhưng sẽ không để gặp phải những câu chuyện éo le như thế này nữa!


Chia sẻ trang này

Tin mới nhất