Chỉ vì chọn nhầm tên, "cha đẻ" My Hero Academia hứng trọn gạch đá từ đông đảo fan hâm mộ

Nguyễn Thu Trang
  1. Nhận thấy tính nghiêm trọng của sự việc, tác giả Horikoshi Kohei đã ngay lập tức lên tiếng giải thích và hứa sẽ đổi tên cho nhân vật.

    My Hero Academia hay Học Viện Siêu Anh Hùng là bộ manga dài tập nổi tiếng của tác giả người Nhật Bản Horikoshi Kohei, được đăng tải lần đầu tiên trên Weekly Shonen Jump vào tháng 7 năm 2014 và nhanh chóng thu hút được sự chú ý của độc giả. Trong chap 259 mới nhất vừa được cập nhật, tác giả đã tiết lộ tên thật của Dr. Ujiko, nhân vật này có tên đầy đủ là Maruta Shiga.

    [​IMG]

    Tuy nhiên ngay khi biết được thông tin này, các fan hâm mộ Hàn Quốc đã có những phản ứng rất dữ dội, bởi lẽ “maruta” cũng chính là tên của các nạn nhân trong thí nghiệm con người đầy tàn ác. Trong chiến tranh Trung – Nhật và thế chiến thứ II, một đơn vị mang tên 731 đã được thành lập dưới sự chỉ huy của tướng Shiro Ishii trên phần lãnh thổ Trung Quốc bị Nhật chiếm đóng.

    Đơn vị này đã dùng con người ra để tiến hành những thí nghiệm vũ khí sinh hóa tàn nhẫn, những nạn nhân này được gọi là “Maruta” (có nghĩa là khúc gỗ). Những nạn nhân của thí nghiệm này chủ yếu đến từ Trung Quốc, Nga, Mông Cổ, Đông Nam Á và tất nhiên là cả Hàn Quốc. Nhiều người ví von “Đơn vị 731” giống như phiên bản Châu Á của trại tập trung Đức Quốc Xã Auschwitz.​

    [​IMG]
    Tướng Shiro Ishii và các nạn nhân trong thí nghiệm tàn nhẫn của Đơn vị 731

    Việc tác giả đặt tên cho nhân vật phản diện trong bộ truyện trùng với cách gọi các nạn nhân trong thí nghiệm rùng rợn này khiến người hâm mộ Hàn Quốc vô cùng phẫn nộ. Họ cho rằng Horikoshi Kohei đang tìm cách tẩy não và chối bỏ tội ác chiến tranh trước đây của đất nước mình.

    Nhận thấy tính nghiêm trọng của sự việc, ngay lập tức tác giả Horikoshi Kohei đã lên tiếng giải thích trên Twitter:

    [​IMG]

    Ngay sau đó, ban biên tập Shonen Jump cũng lên tiếng khẳng định cả tác giả và ban biên tập đều không cố ý hay có dụng ý gì khac khi lấy cái tên này, họ sẽ biên tập lại và đổi tên cho nhân vật. Đây có thể là một bài học đắt giá cho cha đẻ của “My Hero Academia”, dù không cố tình những có lẽ lần sau tác giả nên cẩn thận hơn để tránh đụng phải những vấn đề nhạy cảm thế này, nhất là khi bộ truyện có nhiều fan hâm mộ quốc tế chứ không chỉ gói gọn trong đất nước Nhật Bản.​



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất