Chạy đua cấu hình smartphone đến bao giờ kết thúc?

Bomer
  1. Ngược dòng lịch sử, những chiếc TV và máy đánh chữ những năm 1950 trông chẳng khác gì so với chúng 20 năm sau. Từ kích thước, bàn phím cho tới nút bấm đều giống như trước. Ngay cả cách thức hoạt động vẫn vậy.

    Thế giới công nghệ đang lao vào cuộc đua nâng cấp phần cứng không có điểm dừng, gây tốn kém cho chính nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng. Nhưng hãy nhìn một chiếc máy tính thập niên 90 so với hiện tại, có quá nhiều điều khác biệt. Đó là dấu hiệu cho thấy công nghệ đang phát triển chóng mặt trong vài thập kỷ qua.

    Thế giới ngày nay đo đạc thành công bằng các đặc tính của sản phẩm như tốc độ, kích cỡ, hiệu năng. Để duy trì tính cạnh tranh, mỗi công ty nhận thấy phải liên tục nâng cấp thiết bị.

    Nếu vào phần tư vấn của nhiều trang công nghệ, người đọc sẽ nhận được lời khuyên không nên mua MacBook Pro màn hình Retina thời điểm hiện tại. Đơn giản, model này sắp “lỗi thời” dù phiên bản mới nhất chỉ vừa ra mắt cách đây hơn 6 tháng.​


    [​IMG]
    Sản phẩm công nghệ nhanh lỗi thời hơn bao giờ hết.


    Chúng ta đang nói về một thiết bị có giá hàng ngàn USD, nhưng người tiêu dùng cũng chỉ nên hy vọng chiếc máy tính thương hiệu Táo khuyết có thể hỗ trợ tối đa công việc của mình trong vòng nhiều nhất 2 năm, trước khi bị coi là “đồ cổ” so với loạt sản phẩm mới ra mắt.

    Xu hướng nâng cấp ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm


    Thiết bị công nghệ giờ đây như nấm mọc sau mưa. Tần suất ra mắt sản phẩm mới dày đặc và liên tục, nhưng chúng không được xây dựng để trở thành bản cuối cùng. Model dù là mới nhất, lớn nhất và hiện đại nhất cũng hiếm khi tồn tại quá hai năm.

    Chính điều đó đẩy người dùng vào tình thế phải tham gia cuộc đua nâng cấp đầy tốn kém. Tuy nhiên, chính sản phẩm và hệ sinh thái xung quanh cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi chúng không có cơ hội để “trưởng thành”.​


    [​IMG]
    3D Touch trên iPhone 6S.


    iPhone 6S Plus tạo bước đột phá mới nhờ tính năng nhận diện lực ấn 3D Touch trên màn hình cảm ứng. Trong khi các nhà phát triển ứng dụng còn chưa hỗ trợ tối đa cho công nghệ mới, rất có thể chỉ vài năm nữa nó sẽ nhường chỗ cho một phát kiến nào đó.

    Dù trình diễn nhiều khả năng, nhưng hiếm chiếc smartphone nào hoạt động trọn một ngày. Cuộc chạy đua phần cứng không hướng tới tính hữu ích cần thiết nhất. Sẽ là vô nghĩa nếu điện thoại hết pin. Và khi đó, người dùng sẽ không thể tận hưởng những tính năng độc đáo.

    Nhắc tới khía cạnh này, Nokia có thể là cái tên người dùng ấn tượng nhất. Chiếc Nokia 3310 hay 110i đã trở thành “huyền thoại” về độ bền cũng như thời lượng pin. Rất khó để tìm thấy một thiết bị hiện nay mang đặc tính tương tự.​


    [​IMG]
    BlackBerry từng là ông vua thị trường điện thoại.


    Chính nỗi ám ảnh nâng cấp sản phẩm từng nhấn chìm những cái tên từng làm mưa làm gió trên thị trường di động, điển hình nhất phải kể đến RIM (BlackBerry bây giờ). Lần đầu tiên ra mắt BlackBerry, hãng đón nhận phản hồi tích cực giới công nghệ. Một thiết bị liên lạc an toàn, đáng tin cậy và dễ sử dụng. Nhiều người dùng, trong đó có nhân viên chính phủ, doanh nhân và ngay cả khách hàng bình dân đều yêu thích BlackBerry.

    Nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường smartphone, các tính năng truyền thống của BlackBerry dần bị lu mờ. Người dùng bị cuốn vào cơn khát ứng dụng và phụ kiện. Vô số sản phẩm mới tốt hơn đã đẩy BlackBerry từ kẻ thống trị sang bờ vực khai tử mảng smartphone.

    Cần một sự thay đổi?


    Thay vì nâng cấp liên tục, thời gian tới, các công ty nên tập trung vào những giá trị cốt lõi. Giảm chi phí, đồng thời phát triển thêm các thuộc tính cần thiết của sản phẩm. Điều đó giúp ích nhiều cho người tiêu dùng và cho chính họ.

    [​IMG]
    Dự án Ara của Google mang tới chiếc điện thoại lắp ghép dạng mô-đun.

    Dự án Ara của Google là ý tưởng tuyệt vời. Các thành phần của điện thoại được tách riêng theo dạng mô-đun. Thay vì phải mua mới sản phẩm, người dùng có thể nâng cấp từng bộ phận như vi xử lý, loa, máy ảnh,… riêng biệt.

    Điện thoại "xếp hình" cho phép các công ty tập trung vào từng phần một cách tốt nhất. Điều này làm tăng đáng kể vòng đời smartphone.

    Cuộc đua nâng cấp phần cứng điện thoại tỏ ra rất tốn kém. Thiết bị gần như chỉ dùng không quá 2 năm đã lỗi thời. Chính vì thế, các nhà sản xuất cần từ bỏ nếp nghĩ như hiện nay, thay vào đó tập trung xây dựng sản phẩm đơn giản nhưng rẻ và tốt hơn. Thay đổi sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho nền công nghiệp thiết bị di động nhiên và cả với người tiêu dùng.

    Theo Zing


Chia sẻ trang này

Tin mới nhất