Câu chuyện quái đản về con tàu ma có thật trong tựa game kinh dị nổi tiếng PC

Hard
  1. The Dark Pictures Anthology: Man of Medan là tựa game kinh dị đình đám PC và ít ai biết câu chuyện quái đản có thật đằng sau con tàu ma Man of Medan.

    Trong tựa game kinh dị nổi tiếng The Dark Pictures Anthology: Man of Medan, người chơi có cơ hội song hành cùng một nhóm bạn trẻ bị cướp biển bắt cóc và vô tình lạc vào con tàu ma Ourang Medan khét tiếng thời Thế chiến thứ 2. Gần như ngay lập tức, từng người trong nhóm phải đối mặt với những sự kiện quái đản vượt ra ngoài sức tưởng tượng.

    [​IMG]


    Game là vậy thì ngoài đời ít ai biết con tàu Ourang Medan không phải là một sản phẩm của trí tưởng tượng mà là một câu chuyện đáng sợ vẫn gây tranh cãi đến tận ngày nay. Ourang theo tiếng Indonesia có nghĩa là "Người" và "Medan" là tên của thành phố lớn nhất trên hòn đảo Sumatra của quốc gia này. Chính vì thế trong các tài liệu tiếng Anh con tàu còn có tên "Man of Medan", như danh đặt tựa game mà chúng ta nói ở trên.

    Trên thực tế Ourang Medan chưa bao giờ được tìm thấy hay xác nhận. Mọi nỗ lực điều tra và tìm ra nguyên nhân con tàu biến mất đều trở nên vô vọng. Câu chuyện về Ourang Medan lần đầu tiên được nhắc đến trong số báo 3 phần đăng tải trên tờ "De locomotief: Samarangsch handels- en advertentie-blad" xuất bản vào tháng 2 năm 1948. (Bạn có thể tìm thấy bản scan của số báo này và nhìn thấy cái tên Ourang Medan được nhắc đến. Xem TẠI ĐÂY).

    [​IMG]


    Theo như câu chuyện thì đâu đó vào tháng 6 năm 1947 (một số nguồn cho hay là vào đầu năm 1948), hai con tàu Hoa Kỳ là City of Baltimore và the Silver Star khi đi qua eo biển Malacca đã vô tình bắt được tín hiệu cấp cứu từ một con tàu có tên là Ourang Medan. Tín hiệu cấp cứu có nội dung sau.

    Sau một thời gian tìm kiếm và cuối cùng cũng xác định được vị trí của Ourang Medan, tàu Silver Star bắt đầu tiếp cận để thực hiện việc giải cứu. Tuy nhiên khi bước lên tàu, họ thấy xác chết ngổn ngang khắp mọi nơi... bao gồm cả chó. Đặc điểm chung của những xác chết này là tư thế co quắp với phần mặt đóng băng hướng thẳng về phía mặt trời, mồm mở rộng cùng đôi mắt nhìn chằm chằm về phía trước. Không một người sống sót nào được tìm thấy và không có vết thương hở nào xuất hiện trên xác thủy thủ đoàn.

    [​IMG]


    Không còn hy vọng tìm ra manh mối, tàu Silver Star tính kéo Ourang Medan vào bờ nhưng một vụ cháy đã bất ngờ bùng lên ở khoang chở hàng số 4. Đám cháy diễn ra quá nhanh và kéo theo một vụ nổ lớn đã khiến thủy thủ đoàn Silver Star phải sơ tán khỏi Ourang Medan, biến mọi nỗ lực kéo tàu vào bờ sau đó trở nên vô vọng.

    Song song với đó thì tờ báo cũng nhắc đến một giáo sĩ người Ý vô tình tìm thấy người đàn ông cho là thành viên sống sót cuối cùng của Ourang Medan. Chưa biết mốc thời gian của câu chuyện này liên quan đến đâu đối với sự việc của tàu Silver Star ở trên, nhưng người thủy thủ ấy có kể lại lý do tại sao Ourang Medan lại trở thành con tàu xấu số. Theo đó, nguyên nhân khiến thủy thủ đoàn tử nạn là những hòm chứa Acid sulfuric bị rò rỉ, khiến chất độc thoát ra và giết chết hết sinh mạng trên tàu. Sau khi kể lại câu chuyện này thì người thủy thủ này cũng chết ngay sau đó.

    [​IMG]


    Một số giả thuyết cũng ủng hộ về nguyên nhân này nhưng bản chất của kiện hàng có thể là một thứ gì đó hoàn toàn khác. Nhiều người cho rằng sau khi kết thúc chiến tranh Thế giới lần thứ 2, Nhật Bản buộc phải giao lại một lượng lớn chất hóa học vẫn còn giữ ở Trung Quốc cho Mỹ. Vì thế việc dùng một con tàu gần như vô danh và không có giấy tờ sẽ giúp việc vận chuyển này dễ dàng hơn. Trong kiện hàng mà con tàu mang có thể những chất độc thần kinh bị rò rỉ và khi tác động bởi nước biển sẽ biến thành dạng hơi để rồi từ đó nhanh chóng lan ra khắp tàu. Đây cũng là giả thuyết được tin cậy nhất tính đến thời điểm này và đã làm cảm hứng cho yếu tố "ảo giác" trong phiên bản game.

    Tất nhiên câu chuyện về Ourang Medan vẫn còn nhiều ẩn số và không ít nhà nghiên cứu cho rằng mọi thứ rất có thể chỉ là giả tưởng. Theo đó thì khi tìm kiếm trong các tài liệu đăng ký tàu ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Hà Lan, thì không có bất cứ cái tên Ourang Medan nào xuất hiện. Trên nhật ký đi biển của tàu Silver Star cũng chưa từng nhắc đến bất cứ cuộc giải cứu nào trong lịch sử hoạt động của mình.

    Mặc dù vậy thì một số điều tra vẫn tìm thấy Ourang Medan được nhắc đến trên 2 tờ báo The Yorkshire Evening Post và The Daily Mirror của Anh... nhưng là từ năm 1940, tức là trước sự kiện của tàu Silver Star tận 7 năm trời.

    Vì thế... câu chuyện về Ourang Medan đến nay vẫn là ẩn số.



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất