Bi hài chuyện game thủ đặt biệt danh cho các hãng game, NetEase là “Trang trại lợn”?

Dương Thị Lan
  1. Gì đây, NetEase là “Trang trại lợn”, CD Projekt Red là “Con lừa ngốc nghếch” ư?

    “Con lừa ngốc nghếch”, “GayWare”, “Nhà máy khoai tây” hay “Trang trại lợn” là những biệt danh mà game thủ Trung Quốc đặt cho các hãng game. Vậy ý nghĩa đằng sau những cái tên “nực cười” đấy là gì? Cùng GameHub tìm hiểu nhé.

    BioWare - GayWare

    [​IMG]


    Bất chấp những bê bối gần đây về khủng hoảng văn hóa làm việc, BioWare - cha đẻ của hàng loạt bom tấn như Mass Effect và Dragon Age đã rất nổi tiếng trong cộng đồng game bởi nó là một trong những hãng tiên phong dám đưa nội dung đồng tính vào các trò chơi của mình. Cũng chính vì lý do này, game thủ Trung Quốc thường gọi BioWare là GayWare nhưng thay vì ủng hộ, nó lại mang ý nghĩa châm biếm nhiều hơn. Điều này phản ánh một nét văn hóa khá cổ hủ: các vấn đề liên quan đến đồng tính luyến ái vẫn chưa được thực sự chấp nhận ở quốc gia này.

    CD Projekt Red - Con lừa ngốc nghếch

    [​IMG]


    CD Projekt Red, hãng game đứng sau các bom tấn như Cyberpunk 2077 hay the Witcher 3: Wild Hunt thường được game thủ Trung Quốc gọi là một “Con lừa ngốc nghếch.” Nghe có vẻ hơi xúc phạm nhưng thực ra là họ đang khen ngợi hãng game này đấy!

    Không giống như nhiều hãng game Trung Quốc láu cá, khôn lỏi sử dụng mọi chiêu trò để hút máu game thủ, CD Projekt Red rất nỗ lực mang đến cho người chơi nhiều nội dung miễn phí. Thế nên, họ được ví giống như là một con lừa làm việc không biết mệt mỏi vậy.

    Ubisoft - Nhà máy khoai tây

    [​IMG]


    Bên cạnh thực tế là logo của Ubisoft trông chả khác gì một củ khoai tây ra, game thủ Trung Quốc đặt biệt danh như vậy để chế giễu tốc độ rùa bò của máy chủ cho các trò chơi trực tuyến của hãng, kiểu như hãng sử dụng khoai tây để cung cấp năng lượng cho các máy chủ hay sao ấy!

    Capcom - Ca-bitch

    [​IMG]


    Trước khi những bản hit như Monster Hunter: World, Resident Evil 2 Remake hay Devil May Cry 5 thành công, công ty Capcom của Nhật đã trải qua giai đoạn cực kỳ khó khăn. Liên tục thất hứa với người hâm mộ, hãng đã bị game thủ Trung Quốc gán cho cái biệt danh không mấy vui vẻ: Ca-bitch.

    Một trong những động thái khiến người chơi tại quốc gia này ghét Capcom là đưa Resident Evil 4 lên nhiều nền tảng trong khi ban đầu thông báo là chỉ độc quyền cho GameCube. Thời điểm đó, máy chơi game bị cấm tại Trung Quốc nên để chơi được Resident Evil 4, game thủ buộc phải bỏ nhiều tiền hơn để mua GameCube từ chợ đen. Nếu hãng thông báo trước game sẽ có mặt đa nền tảng, ai mà sẵn sàng chi đống tiền vào một hệ thống chơi game nhập lậu chứ.

    Nintendo - Old Nin (người bạn cũ)

    Nintendo là một trong những hãng game lâu đời nhất từ những năm 80, vì vậy, người Trung Quốc thường gọi Nintendo là “Lao Ren” (người bạn cũ) hay dịch sang tiếng Anh là “Old Nin” (old là cũ còn Nin là những ký tự đầu tiên của tên hãng).

    Tencent - Nhà máy chim cánh cụt

    [​IMG]


    Không lạ khi linh vật của Tencent là một chú chim cánh cụt có khăn quàng cổ. Còn lý do tại sao người Trung Quốc thường đặt biệt danh là “nhà máy” (factory). Nhiều người cho rằng các nước cộng sản hoặc xã hội chủ nghĩa thường rất coi trọng các nhà máy sản xuất nên nguyên do có lẽ là vậy.

    NetEase - Trang trại lợn

    [​IMG]


    NetEase, tất nhiên, không có linh vật là lợn nhưng bên cạnh điều hành công ty game lớn thứ 2 Trung Quốc chỉ sau Tencent, hãng còn sở hữu một trang trại nuôi lợn cho người sáng lập, ông Ding Lei, rất yêu thích nông nghiệp.

    Không phải trang trại lợn bình thường đâu nhé, ở đây nuôi những con lợn đen không biến đổi gen có giá 24 đô/kg (hơn 500,000 đồng/kg). Hàng năm, ông Ding sẽ mang những con lợn của mình đến Hội nghị Internet thế giới để chiêu đãi các ông chủ công nghệ Trung Quốc một bữa tối ra trò.​



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất