Bí ẩn lăng mộ Pharaoh - Lời nguyền chết chóc

Dương Thị Lan
  1. Những câu chuyện kỳ bí về lời nguyền chết chóc trong lăng mộ Pharaohs được truyền tai nhau rất nhiều nhưng liệu có bao nhiêu phần trăm trong đó là sự thật.

    Cả đời sống trong giàu có, vinh quang và cả đến khi lìa xa trần thế, các Pharaoh Ai Cập vẫn có một niềm tin mãnh liệt vào thứ được gọi là “thế giới bên kia”. Họ sợ cái cuộc sống ở “âm phủ”, nơi mà ai cũng phải đến sau khi chết. Theo tín ngưỡng vào thời đại đó, những vị thần linh ở dưới âm ty rất độc ác, bởi vậy để lấy lòng Ngài, xác chết của các Pharaoh, hoàng hậu và giới quý tộc thường được chôn cùng rất nhiều của cải, châu báu. Ngoài ra, những bảo vật được chôn cất cũng nhằm mục đích mang đến sự thoải mái cho người chết. Không chỉ xác ướp, quan tài của họ cũng được chế tác tinh xảo với trang sức và đá quý.

    [​IMG]


    Các pháp sư sau đó sẽ làm nghi lễ và đọc những lời cầu nguyện đặc biệt trước khi đưa xác ướp vào lăng mộ và niêm phong cẩn mật với lời nguyền chết chóc cho những ai cố tình xâm phạm. Không có gì khiến những kẻ trộm mộ và các nhà khảo cổ học thời xưa sợ hãi hơn việc nhận phải một lời nguyền với hậu quả thảm khốc. Vào thời Ai Cập cổ đại, những lời nguyền rất phổ biến, nó gắn liền với uy quyền của Pharaoh ngay kể cả khi họ còn sống.

    Để bảo vệ người chết cũng như các bảo vật được chôn cất cùng, những lời nguyền thường được đặt ngay trên lối vào lăng mộ. Bất kể trộm mộ hay những nhà khảo cổ học, nếu cố tình phớt lờ lời cảnh báo, họ sẽ gặp phải xui xẻo, bệnh tật, thậm chí là cái chết. Không ít chuyện bí ẩn liên quan đến lời nguyền lăng mộ được kể lại, tuy nhiên các nhà sử học vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều về việc những lời nguyền này liệu có hiệu nghiệm thật hay không?

    Những truyền thuyết về "Lời nguyền Pharaoh" bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên khi người Ả Rập xâm lược Ai Cập và họ không biết đọc chữ tượng hình. Việc bảo quản xác ướp là một điều kỳ lạ với người Ả Rập, họ được nghe kể nhiều câu chuyện kỳ lạ về các xác ướp, bao gồm cả lời nguyền sẽ giáng xuống đầu nếu “quấy rầy” đến các thi thể. Dần dần, họ thực sự tin rằng người Ai Cập có thể bảo vệ lăng mộ bằng các phương thức ma thuật. Người Ả Rập hồi đó tôn kính lăng mộ và các xác ướp đến mức không cả dám lại gần. Tuy nhiên, đến thời hiện đại, bất chấp những tin đồn đó, rất nhiều lăng mộ đã bị đột nhập cũng như bị giới khảo cổ khai quật. Và quả thật, có một vài sự việc không mong muốn đã xảy ra. Tất nhiên, những chuyện này không thể xác thực bằng bằng chứng khoa học nhưng với những người tin vào lời nguyền xác ướp thì vậy đã là quá đủ.

    Sự cố đắm tàu Titanic

    [​IMG]


    Đầu tiên là sự cố đắm tàu Titanic gây chấn động lịch sử. Titanic là con tàu lớn nhất thế kỷ XX, được mệnh danh là “con tàu không thể đắm” nhưng ngay trong lần hạ thủy đầu tiên, tai nạn bất ngờ đã xảy ra. Vốn dĩ chúng ta chỉ biết nguyên nhân gây ra sự cố là do va và núi băng ngầm nhưng lại có một giả thuyết khác được đưa ra, liên quan đến lời nguyền Xác Ướp Ai Cập.

    Đầu thế kỷ XX, một đoàn thám hiểm Anh đến Ai Cập và đã khai quật được xác ướp của một nữ tiên tri Ai Cập, người rất được coi trọng dưới thời trị vì của Amenhotep IV. Sau vài ngày phát hiện xác ướp thì một tai nạn đã xảy ra, khẩu súng trường của đoàn thám hiểm tự dưng nổ làm bay cánh tay của một nhân viên phi hành đoàn. Một người thứ 2 trong đoàn cũng chết rất bí mật, trong khi người thứ 3 chết vì bị bắn lén. Đoàn thám hiểm mang xác ướp về Anh nhưng khi người mang xác vừa về tới nhà thì phát hiện nhà anh ta bị trộm đột nhập, không còn thứ gì.

    Xác ướp sau đó được chở đến London và một thợ chụp ảnh đã sợ phát điên khi nhìn vào tấm hình mình chụp. Chủ nhân xác ướp vì quá hoảng sợ nên đã tặng không nó cho một bảo tàng ở Anh nhưng người chuyên chở cái xác đó cũng chết chỉ một tuần sau đó. Người đến tham quan bảo tàng thì không hiểu tại sao bụng họ cứ đau dữ dội. Sau đó, vì muốn đưa xác ướp sang New York dự triển lãm nên nó được vận chuyển trên tàu Titanic về Mỹ. Nhưng cuối cùng, xác ướp cùng hầu hết thủy thủ và du khách trên thuyền đã mãi mãi không bao giờ đến được Mỹ. Một số người cho rằng việc xác ướp Ai Cập xuất hiện trên tàu mang đến điềm xui rủi. Dù rằng sau này đã có thông tin rằng xác ướp này vẫn còn ở bảo tàng Anh chứ không phải trên tàu Titanic như lời đồn nhưng thực hư câu chuyện ra sao thì vẫn còn là một ẩn số.

    Zahi Hawass và lời nguyền xác ướp

    [​IMG]


    Zahi Hawass là một nhà khảo cổ học ở khu vực Kom Abu-Bellou, người tuyên bố đã phát hiện ra Thung lũng xác ướp tại Bahariya, địa điểm chôn cất khoảng hơn 10.000 xác ướp. Vào ngày Zahi Hawas vận chuyển các hiện vật từ địa điểm khai quật về nhà, người anh họ của ông đã chết. Sau đó, chú của ông mất vào đúng ngày giỗ đầu của người em họ, còn người cô thì chết đúng vào ngày giỗ thứ 3. Nhiều năm sau, Zahi Hawas tình cờ khai quật được hai xác ướp trẻ em và gặp phải lời nguyền khắc trên mộ. Ông liên tục gặp ác mộng và mơ thấy tiếng trẻ em kêu khóc. Chuyện chỉ dừng lại sau khi xác ướp của hai đứa trẻ được đoàn tụ với xác ướp của người cha trong một viện bảo tàng.

    Lời nguyền lăng mộ Tutankhamun

    [​IMG]


    Tutankhamun là vị vua chết khi còn rất trẻ, nguyên nhân có thể bị sát hại bởi người chú hoặc kẻ thù để ngăn ông trở thành Pharaoh tiếp theo. Không có tượng hoặc thông tin về ông trong các ghi chép cổ vì vậy không có ai biết sự tồn tại của Tutankhamun cho đến khi khai quật được lăng mộ của ông.

    Vào thế kỷ 19, các nhà khảo cổ học đến từ châu Âu cực kỳ hứng thú đến việc tìm kiếm lăng mộ của các Pharaoh. Howard Carter, một nhà khảo cổ trẻ tuổi đến từ Anh, đã thành công thuyết phục Lord Carnarvon, một thương gia giàu có tài trợ kinh phí cho việc tìm kiếm một ngôi mộ mà anh ta tin rằng vẫn ẩn khuất đâu đây, chưa được ai khám phá. Nhưng bắt đầu từ năm 1891 cho đến tận 5 năm sau, Carter không hề tìm được gì. Trong niềm hy vọng cuối cùng, ông quay trở lại Ai Cập với một con chim hoàng yến màu vàng. Reis Ahmed, người quản giáo địa phương đi theo Carter nói: “Nó sẽ dẫn đường cho chúng ta đến lăng mộ.”

    Có thể chỉ là một sự trùng hợp nhưng quả thực công cuộc tìm kiếm đã có kết quả. Vào ngày 4/11/1922, Carter đã phát hiện ra lăng mộ của Ramessis IV đằng sau bậc cầu thang bị một tảng đá to che khuất. Đi tiếp xuống 15 bậc thang nữa, một cánh cửa đóng kín xuất hiện với tên trên cửa là Tutankhamun. Người tùy tùng đi cùng Carter là người mở cửa, anh ta sợ hãi và nói rằng mình nhìn thấy một con rắn, dấu hiệu của việc lời nguyền đã bắt đầu linh nghiệm. Anh ta nói với Carter: “Con rắn đó đã ăn thịt chim hoàng yến vì chính nó đã dẫn chúng ta đến lăng mộ. Anh không được phép quấy rầy lăng mộ nữa.”

    Tuy nhiên Carter không nghe, ông cho rằng đó chỉ là chuyện mê tín. Đã đến lúc này rồi thì không thể dừng lại được. Carter khoan một lỗ nhỏ ở cánh cửa phía trong cùng, trên tay cầm một ngọn nến. Nhìn qua đều là “những thứ tuyệt với”, Carter nói với Lord Carnarvon, người đang đứng sau ông ta. Người ta nói rằng Carter đã tìm thấy một tấm bia có khắc lời nguyền: “Cái chết sẽ giáng xuống kẻ quấy rầy sự yên bình của nhà Vua. Đối với bất kỳ ai xâm phạm ngôi mộ này trong sự ô uế, tôi sẽ vặn cổ người đó như vặn cổ mộ con chim. Đối với ai phá hủy ngôi mộ, thần Thoth sẽ tiêu diệt người đó. Với người phá hủy dòng chữ này, người đó sẽ không về được nhà mình. Anh ta sẽ không được ôm hôn các con và sẽ không bao giờ nhìn thấy thành công.” Carter được cho là đã che dấu việc này.

    Ngôi mộ rất tráng lệ, có 3 chiếc quan tài bằng vàng được lồng vào nhau, trong cùng là xác ướp của vị Pharaoh trẻ tuổi. Chỉ vài tháng sau khi ngôi mộ được mở ra, Lord Carnarvon đột ngột qua đời, lý do: vết côn trùng cắn bị nhiễm trùng. Đáng ngạc nhiên là khi xác ướp được mở ra, có vết của một vết thương trên má trái, chính xác trùng khớp với vị trí bị côn trùng cắn của Lord Carnarvon. Theo lời kể lại, khi ông ta qua đời ở Anh, đèn ở Cairo đột nhiên bị tắt do sự cố cắt điện tạm thời. Tại nhà, con chó của ông ta lớn tiếng tru lên rồi lăn cổ ra chết. Sau đó, 11 người khác cũng đã chết vì những nguyên nhân bí ẩn được cho là có liên quan đến vụ khai quật mộ cổ này, một trong số họ liên tục mơ thấy ác mộng. Nhưng kỳ lạ thay, Howard Carter vẫn sống sót sau nhiều năm, đó cũng là lý do tại sao nhiều người hoài nghi tính chân thực của lời nguyền và nghĩ rằng tất cả chỉ do báo chí làm quá lên để gây sự chú ý mà thôi.

    Để biết thêm nhiều tin tức hot nhất về game, bạn đọc có thể Like và Follow Fanpage:



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất