Tiền nhiều không biết làm gì, thanh niên “nướng” hơn 1 tỷ chỉ để mua vật phẩm trong game

Dương Thị Lan
  1. Trong vòng chưa đầy 1 năm, game thủ này đã nướng gần 1,5 tỷ chỉ để mua vật phẩm trong Runescape.

    Nhắc tới vấn nạn game “hút máu”, người ta thường nghĩ ngay đến những cái tên kinh điển như Star Wars Battlefront 2, FIFA hay NBA 2K. Tuy nhiên, nhân vật chính trong câu chuyện này lại là Runescape, một tựa game thuộc hàng “lão làng”, ra mắt lần đầu tiên cách đây đã gần 20 năm. Vì bản chất quá gây nghiện của game, một thanh niên đã nướng hơn 50.000 bảng (gần 1,5 tỷ đồng) trong vòng chưa đầy 1 năm chỉ để mua vật phẩm trong game. Con số này có lẽ còn tiếp tục tăng lên nếu như không có chính sách giới hạn mua sắm của nhà phát triển Jagex.

    [​IMG]

    Theo trang Kotaku, trong cuộc điều tra mới đây nhất của Anh về “Công nghệ nhập vai và gây nghiện”, tựa game Runescape của Jagex đã phải đối mặt với lời cáo buộc và chỉ trích bởi các giao dịch quá hút máu của nó. Cụ thể, một nam game thủ người Anh đã đốt tới 1.000 - 5.000 bảng (30 - 150 triệu) mỗi tháng để chơi Runescape trước khi vượt quá giới hạn mà nhà phát triển đưa ra.

    Như cáo buộc, khoản tiền này đã “gây ra tổn hại tài chính nghiêm trọng” cho cả game thủ và gia đình anh ta. Đáng nói, nam thanh niên trong câu chuyện này là một người trưởng thành, không phải là trẻ con nên hoàn toàn ý thức được việc mà mình đã làm. Đứng trước lời buộc tội. Jagex cho biết họ không thể “hành động trực tiếp” để giải quyết những lo ngại từ phía các bậc huynh bởi “lý do bảo vệ dữ liệu.”

    [​IMG]


    Mặc dù không rõ game thủ này đã bỏ một đống tiền vào những thứ gì nhưng Runescape có một hệ thống tên là Treasure Hunter cung cấp các rương kho báu với vật phẩm ngẫu nhiên trong đó. Chìa khóa để mở các rương này có thể mua bằng tiền thật. Ngoài ra, game cũng có cơ chế pay-to-win, cho phép người chơi nạp tiền để qua ải, … Tất cả khiến nam thanh niên không cưỡng được sức cám dỗ và thẳng tay ném một đống tiền lớn vào game.

    [​IMG]


    Trước đó, các quan chức Anh đã đưa ra đề xuất nên coi cơ chế loot box trong game là một hình thức đánh bạc bởi tính chất may rủi, thiếu minh bạch của nó. Những trò chơi cho trẻ em cấm hoàn toàn việc xuất hiện của loot box.

    Sau cuộc điều tra này, dù hiện tại chính phủ Anh vẫn chưa đưa ra bất cứ xác nhận nào về việc đưa đề xuất này thành đạo luật chính thức nhưng có lẽ điều đó sẽ sớm xảy ra trong tương lai. Sony, Microsoft và Nintendo đã nói rằng họ đang tiến hành nghiên cứu các chính sách loot box mới đồng thời sẽ tiết lộ tỷ lệ nhận vật phẩm cho việc mua của người chơi. Điều này sẽ giúp ngành công nghiệp game trở nên lành mạnh hơn cũng như hạn chế những trường hợp đáng tiếc như nam thanh niên trong bài viết này có thể xảy ra.​



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất