Nhói tim 8 tựa game lấy cảm hứng từ những truyền thuyết lạnh gáy của cư dân mạng

Lemon
  1. Một mình một phòng trong đêm khuya lạnh lẽo, có ai muốn thử cảm giác mạnh một tý không?

    Với dân đam mê kinh dị, thuật ngữ “Creepypasta” có lẽ không còn quá xa lạ. Creepypasta là những câu chuyện hoặc những đoạn clip, hình ảnh kỳ dị được cộng đồng mạng sáng tác và chia sẻ trên Internet với mục đích duy nhất: gây ám ảnh và hoảng loạn cho người đọc. Nếu chuyện ma thường là sản phẩm của trí tưởng tượng thì Creepypasta lại đáng sợ hơn nhiều bởi nó được thuật lại một cách chi tiết, có thời gian, bối cảnh cụ thể như thể người kể chính là người trong cuộc vậy.

    Bạn đã bao giờ nghe nói về Slender Man? SCP? Sát thủ Jeff ? Sonic exe hay thị trấn Lavender chưa? Đây là những creepypasta nổi tiếng trên mạng Internet và một vài trường hợp thậm chí đã len lỏi vào cuộc sống của chúng ta mà dễ thấy nhất chính là phim ảnh và video games.

    Dưới đây sẽ là danh sách những tựa game creepypasta kỳ lạ và đen tối nhất chơi trên PC cho những bạn có khẩu vị nặng.

    Control

    Đây là tựa game mới nhất của những bộ óc giàu trí tưởng tượng tại Remedy Entertainment - nơi cho ra đời những tựa game nổi tiếng như series Alan Wake hay Max Payne. Control có một kịch bản đầy chiều sâu với phong cách tâm linh siêu thực. Nhân vật chính của Control là Jesse Faden, người đang đi tìm em trai bị bắt cóc bởi một tổ chức tên là FBC - một cơ quan do Chính phủ lập nên để nghiên cứu và kiểm soát những cá thể mang sức mạnh tâm linh.

    [​IMG]

    [​IMG]


    Toàn bộ bối cảnh của Control diễn ra tại trụ sở FBC, nhưng do các nghiên cứu về siêu năng nên toà kiến trúc này đã trở thành một cánh cổng kết nối các chiều không gian khác nhau ngoài Trái đất, khiến cho kích thước của nó phình to một cách kỳ lạ. Bản thân FBC cũng là một tổ chức bí hiểm khi những người đứng đầu của nó tồn tại như một thực thể phi vật chất. Bọn họ xuất hiện dưới dạng các ảo ảnh hay giọng nói truyền thẳng vào đầu Jess để chỉ dẫn cho cô chống lại The Hiss.

    Link tải:



    Stories Untold

    Stories Untold là một tựa game dựa trên những câu chuyện kể, chú thích bằng văn bản, hình ảnh và tương tác với các món đồ công nghệ tiên tiến nhất thời bấy giờ để giải đố và khám phá ra những bí ẩn mà các nhà phát triển ẩn giấu bên trong.


    Điều đặc biệt của tựa game này đến từ gameplay thử thách, tính sáng tạo cao và đặc biệt là kết hợp những yếu tố kinh dị khiến cho tâm lý người chơi cảm thấy căng thẳng khi giải quyết câu đố, giúp chuyện game trở nên hấp dẫn và cuốn hút hơn.

    Stories Untold có 4 câu chuyện với các thiết lập, gameplay và cơ chế riêng. Mạch game liên tục thay đổi từ game kinh dị, tâm lý đến bí ẩn, căng thẳng rồi lại khoa học viễn tưởng. Giao diện cổ điển mang lại cho người chơi những ký ức sống động hoặc một cái nhìn thoáng qua về thập niên 80 đã đi xa. Âm nhạc trong game cũng được lấy cảm hứng từ những bộ phim kinh dị thời đó.

    [​IMG]


    Bạn muốn biết cảm giác khi truy cập vào các deep web như thế nào thì hãy chơi thử ngay Stories Untold.

    Link tải:



    Slender: The Eight Pages

    Slender Man chắc chắn là nhân vật hư cấu nổi tiếng nhất được tạo ra từ Internet. Đó là một người đàn ông đáng sợ, cao lêu nghêu, mặc bộ vest màu đen và không có khuôn mặt, một vài người thì cho rằng Slender Man có cả xúc tu. Sự nổi tiếng của con quái vật này không chỉ dừng lại ở video game mà còn có hẳn một bộ phim Hollywood về nó.

    [​IMG]


    Tựa game về Slender Man hay nhất có lẽ là Slender: The Eight Pages với thể loại kinh dị/ sinh tồn, nhiệm vụ của người chơi là tìm tổng cộng 8 trang ẩn giấu ở 8 trong 10 địa điểm trong khu rừng. Tuy nhiên, không phải người chơi thu thập đủ 8 trang thì phá đảo. Mỗi trang sẽ là một thông điệp hoặc bức vẽ liên quan đến Slender Man, con quái vật sẽ truy đuổi người chơi khắp khu rừng.

    Slender: The Eight Pages chỉ hỗ trợ cho người chơi duy nhất một công cụ là chiếc đèn pin mà nhiều lúc còn hết pin mới bực. Trong khu rừng tăm tối, ánh sáng duy nhất đến từ chiếc đèn pin bé nhỏ cùng với việc lúc nào cũng bị một con quái vật no face truy đuổi khiến không gian game không thể tươi sáng nổi.

    Link tải:



    Polybius

    Polybius không phải là một mẩu chuyện Creepypasta ngẫu nhiên được cóp nhặt trên mạng. Trên thực tế những thông tin đầu tiên về Polybius tồn tại 18 năm trước khi thuật ngữ “Creepypasta” được khai sinh và 35 năm tính từ thời điểm phát hành giả định của Polybius.

    Câu chuyện kể rằng Polybius là một trò chơi điện tử dạng máy chơi game thùng phổ biến trên khắp đất Mỹ vào những năm 80. Người chơi Polybius xong sẽ cảm thấy đau đầu, bị co giật và thậm chí là mất trí nhớ. Mọi chuyện còn trở nên mờ ám hơn khi những chiếc máy thùng chơi game thường xuyên được ghé thăm bởi những người đàn ông mặc bộ đồ đen, họ đến như thế thu thập thứ gì đó rồi rời đi tức khắc. Dân tình kháo nhau rằng họ là người của Chính phủ đang đi thu thập dữ liệu về phản ứng thần kinh của người chơi, trợ giúp cho các dự án bí mật của CIA.

    [​IMG]


    Sau nhiều thập kỷ tin đồn thì vào năm 2017, nhà lập trình huyền thoại Jeff Minter đã ra mắt phiên bản game của riêng minh như là một nỗ lực để bác bỏ các tin đồn. Game được thiết kế để giải trí chứ không quá ám ảnh như câu chuyện phía sau nó.

    Link tải:



    The Uncle Who Works For Nintendo

    Đối với những đứa trẻ lớn lên ở Mỹ thì hầu hết đều nghe qua câu nói đùa kiểu như: “Chú tao làm cho Nintendo” hay “Bố tao làm cho Valve”, giống như ở Việt Nam thì hay nói “Tao có ông chú làm ở Viettel” vậy. Khi mà Internet còn chưa phổ biến thì việc có người nhà làm trong các hãng game (như Nintendo) có thể giúp bạn khám phá được các bí mật trong game mà mọi đứa trẻ đều khao khát. Ví dụ như cách thu thập Mew trong Pokemon hay mở khoá Sonic trong Super Smash Melee luôn là chủ đề thu hút lũ trẻ trong trường. Khi chưa có Google Search thì những tip kiểu này chủ yếu là truyền tai nhau thôi.

    [​IMG]


    The Uncle Who Works For Nintendo vay mượn một số câu chuyện này và đan xen chúng lại tạo ra game chữ phiêu lưu hài hước, kỳ quái và yêu cầu người chơi phải chơi lại vài lần để hoàn tất. Câu chuyện ban đầu khá rõ rệt và liền mạch. Người chơi trở lại tuổi thơ và sang nhà bạn mình để chơi game. Thế nhưng có gì đó hơi sai sai. Bạn muốn ở lại qua đêm hay là bố mẹ đến đón???

    Chơi thử và cảm nhận TẠI ĐÂY nhé.

    The Midnight Game

    The Midnight Game được lấy ý tưởng từ creepypasta cùng tên nhưng nó không hẳn là một câu chuyện hoàn chỉnh mà chỉ là game hướng dẫn người chơi làm theo các chỉ dẫn đầy ma quái. Yên tâm đây không phải Thử thách Momo đâu.

    Dựa trên một nghi lễ cổ xưa, game lẫn creepypasta đều kể về nghi lễ triệu hồi một gã đàn ông vào nửa đêm (Midnight Man) vào nhà bạn. Người bình thường chắc không ai làm thế này đâu.

    [​IMG]


    Nhìn chung, gameplay của The Midnight Game khá giống với Slender nhưng có vài thay đổi như không có việc thu thập và thay vì bị truy đuổi trong rừng thì bây giờ bạn sẽ bị truy đuổi trong nhà.

    Link tải:



    Pony Island

    Nhiều tựa game hay sẽ khiến bạn muốn mãi chìm trong thế giới của nó. Nhưng khi hầu hết các game được thiết kế cho mục đích giải trí thì Pony Island lại được phát triển bởi Lucifer - Thiên thần sa ngã, và đây là câu chuyện của tựa game này. Có rất nhiều chủ đề creepypasta xoay quanh việc người chơi bị mắc kẹt trong các video game.


    Trong Pony Island, người chơi bị nhốt trong các máy game thùng (máy chơi game giống trong Polybius ấy các bác) khi đang chơi game. Ban đầu, người chơi sẽ cố gắng sửa lỗi game nhưng sớm nhận ra việc tìm lối thoát khỏi thùng máy của quỷ dữ mới là thứ mình cần làm.

    [​IMG]


    Link tải:



    Five Night At Freddy’s

    Five Nights at Freddy’s đưa người chơi vào vai một bảo vệ ban đêm cho cửa hàng bán Pizza. Tưởng chừng là một công việc đơn giản nhưng khi màn đêm buông xuống, những con thú nhồi bông trong cửa hàng sẽ sống dậy và đi lại lon ton. Nếu bị bắt gặp, chúng sẽ lao vào giết bạn nhưng theo đúng kịch bản thì bạn sẽ không chạy đi đâu được cả và bị kẹt trong phòng quan sát camera. Nhiệm vụ của bạn là phải tìm mọi cách sống được đến 6h sáng hàng ngày bằng cách ngăn lũ gấu bông đến gần phòng quan sát.

    [​IMG]


    Phiên bản đầu tiên có cốt truyện khá đơn giản nhưng những phần tiếp theo thì ngày càng cuốn hút hơn. Mỗi phần lại lấy cảm hứng từ những creepypasta khác nhau.

    Một điều chắc chắn là tựa game này không dành cho những người yếu tim.

    Link tải




Chia sẻ trang này

Tin mới nhất