Nguyên nhân thật sự của "nghiện game"... hóa ra không phải do game

Nguyễn Thu Trang
  1. Điều đáng nói là có tới 88% trong số 17.000 người này lựa chọn trầm mê vào game là để trốn tránh những khó khăn họ phải đối mặt ở hiện thực.

    Mặc cho nỗ lực của các tổ chức thuộc ngành công nghiệp thế giới ảo, WHO vẫn liệt nghiện game vào một trong các loại bệnh trên thế giới. Tuy nhiên nguyên nhân thật sự gây ra “nghiện game” là gì, có phải chỉ vì chính tựa game đó không?

    Ngày 3 tháng 6 vừa qua, Hàn Quốc vừa tổ chức Hội nghị nghiên cứu kỉ niệm 5 năm ngày thành lập trung tâm dữ liệu phòng ngừa và điều trị nghiện game, khi mà quyết định của WHO vừa được ban bố, hoạt động lần này càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Trong buổi hội nghị, người phụ trách của trung tâm – bác sĩ tâm lí, giáo sư Han – người có kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực phòng chống và trị liệu nghiện game đã chia sẻ cho mọi người những thành quả đã đạt được trong 5 năm qua của trung tâm. Sau 5 năm làm việc, trung tâm đã tích lũy được những số liệu quý giá, hy vọng WHO có thể tham khảo những số liệu này để suy xét lại về quyết định liên quan đến “nghiện game”.​

    [​IMG]

    Trong thời gian từ 2014 đến 2018, trung tâm đã tiếp xúc với 17000 trường hợp và tiến hành chữa trị cho 6000 trường hợp nghiện game. Xét theo giới tính, nam chiếm 98%, phần lớn nằm trong độ tuổi 30 trở xuống, trong đó 10-19 tuổi chiếm 41%, 20-24 tuổi chiếm 28%, 25-29 tuổi chiếm 24%, trên 30 tuổi chỉ có 7%.​

    [​IMG]


    Ngoài ra, các số liệu của trung tâm này còn chứng minh được một điều – Nghiện game không phải lỗi của game mà còn do những nguyên nhân khác, và đây mới là tác nhân chính gây ra “căn bệnh” mới ra lò của WHO. Trong số 17000 trường hợp này, có 63,3% đối tượng đang sống trong một gia đình có trục trặc; 68,2% đối tượng học tập ở những môi trường sư phạm có vấn đề và 82,4% gặp các vấn đề khó khăn trong cuộc sống như thất nghiệp.​

    [​IMG]

    Điều đáng nói ở đây là, nếu như giải quyết được những vấn đề này thì phần lớn chứng nghiện game của người bệnh cũng được giải quyết theo. Điều này chứng tỏ được một sự thật rằng, có thể coi game như một thứ “thuốc” có tác dụng an ủi làm người chơi quên đi những khó khăn mà mình đang phải đối mặt ở hiện thực. Phải chăng điều này phần nào cũng khiến game giải được tiếng oan “gây nghiện” cho người chơi mà mọi người vẫn nghĩ hay không?



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất