Siêu phẩm mệnh danh CrossFire Mobile phải đền bù cả núi tiền vì đạo nhái chính chủ

Nguyễn Thu Trang
  1. Tencent đã kiện nhà phát triển của Crisis Action vì vi phạm bản quyền 6 bản đồ trong CrossFire.

    Crisis Action chính thức ra mắt lần đầu tiên vào năm 2014 tại Trung Quốc, được mệnh danh CrossFire Mobile bởi nó cho phép người chơi sống lại những trải nghiệm của tựa game huyền thoại ngay trên chiếc di động của mình. Ở Việt Nam, tựa game này còn được biết đến với một cái tên khác là Tập Kích Mobile.​

    [​IMG]

    Tuy nhiên mới đây, tựa game này đã chính thức phải đền bù một khoản tiền lớn cho Tencentvi phạm bản quyền của CrossFire. Crossfire là tựa game FPS được công ty Smilegate của Hàn Quốc cho ra mắt vào năm 2007. Gã khổng lồ của làng game Trung Quốc là Tencent sở hữu quyền đại lý vận hành tựa game trên lãnh thổ nước này từ năm 2012 đến năm 2021. CrossFire rất nổi tiếng ở Trung Quốc, sở hữu một lượng người chơi dồi dào. Chính vì vậy không khó hiểu khi các nhà phát triển của đất nước tỷ dân lại cho ra mắt một phiên bản mobile dựa trên lối chơi của tựa game này.​

    [​IMG]


    Mới đây toàn án thành phố Thâm Quyến đã chính thức đưa ra phán quyết cho án kiện vi phạm bản quyền giữa Tencent và công ty phát triển Crisis Action. Theo đó Tencent kiện Crisis Action đã sao chép 6 bản đồ trong CrossFire, theo số liệu từ iResearch Consulting Group, những bản đồ này có tỉ lệ sử dụng lên tới 62,3%.​

    [​IMG]

    [​IMG]
    Một góc bản đồ Crossfire (trên) và Crisis Action (dưới)

    Tòa án cho rằng kết cấu, vị trí sắp xếp vật thể, hình dáng của vật thể, số lượng vật thể… trong các bản đồ của Crisis Action đều tương tự như CrossFire, vì vậy tội danh vi phạm bản quyền được thành lập, nhà phát triển của tựa game bắt buộc phải đền bù cho Tencent. Được biết lợi nhuận từ năm 2015 đến tháng 5 năm 2017 của Crisis Action là 572 triệu NDT (khoảng 1887 tỷ đồng), dựa theo sự ảnh hưởng của bản đồ với tựa game cùng lợi nhuận thực tế mà tựa game này thu được, tòa án Thâm Quyến phán quyết nhà phát triển Crisis Action phải đền bù 45,24 triệu NDT (tương đương 150 tỷ đồng) cho Tencent.​



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất