Phá đảo game giải đố khó "nổ mắt", nhận được 1 bitcoin làm phần thưởng

Phiêu Vũ
  1. Đây là tựa game khó đến mức mà người chơi buộc phải sử dụng các công cụ gian lận mới mong giành được chiến thắng.


    Khi người chơi lần đầu tiên chạm tay vào tựa game giải đố siêu khó mang tên MonteCrypto này, họ không hề biết rằng mình phải tốn tới bao lâu để “phá đảo” nó. Thậm chí, chính 2 tác giả của tựa game cũng không biết mọi chuyện sẽ ra sao. Mọi thứ mà họ biết, đó là người đầu tiên giải được toàn bộ các câu đố trong MonteCrypto sẽ nhận được phần thưởng trị giá hơn $9000 (khoảng 67 triệu VNĐ).

    Không giống hầu hết các tựa game khác, MonteCrypto sở hữu một phần thưởng hữu hình: 1 ví điện tử chứa 1 bitcoin với giá trị như đã nói ở trên. Bản thân game là một mê cung của 24 câu đố được gọi là “enigma”. Để chiến thắng, người chơi sẽ phải phá giải toàn bộ các enigma trong một lượt chơi kéo dài 60 phút.

    [​IMG]

    Hai nhà phát triển của trò chơi, Scott Piriou và Corentin Derbré, đã tạo ra MonteCrypto trong vòng 1 tháng. Piriou cược rằng người chơi sẽ phá giải được nó trong vòng 3 ngày, còn Derbré là 5 ngày. Sự thật là họ đã đánh giá quá thấp đứa con tinh thần của mình. Tới tận tuần trước, 24/04/2018, tựa game này mới bị “phá đảo”, 63 ngày sau khi nó được ra mắt vào 20/02/2018.

    Trên thực tế, để phá đảo MonteCrypto, các người chơi đã phải tập hợp với nhau lại thành một cộng đồng gồm nhiều nhóm nhỏ. Nhóm chiến thắng trong cuộc đua giải đố này là The ARG Solving Station, được dẫn dắt bởi Justin Tobin, một kỹ sư thiết kế và là một người say mê các trò giải đố. Để chiến thắng, Tobin và các người bạn đã phải sử dụng…một loạt các trò chơi gian như hack đi xuyên tường hay đào móc trong dữ liệu của game. Đừng vội trở nên quá khích, bởi vì dường như đó chính là điều mà các nhà phát triển game muốn người chơi làm.

    [​IMG]


    “Trong game sở hữu một loạt các câu đố mà người ta không thể giải nổi, theo ý kiến của tôi, nếu như không đào móc trong dữ liệu game hoặc sử dụng “cheat” như đi xuyên tường. Ví dụ như các câu đố yêu cầu các dữ liệu xuất hiện bên ngoài mê cung, và cách duy nhất để kiếm được chúng là cheat và “dịch chuyển” đến đúng nơi chúng xuất hiện.”_Tobin chia sẻ.

    Câu trả lời từ 2 nhà phát triển, đó là: Đúng vậy.

    “Việc người chơi sử dụng các công cụ “ngoài luồng” là không thể tránh được, nên chúng tôi đã thiết kế một tựa game chấp nhận việc đó.”_Derbré trả lời. Anh thậm chí còn nói chuyện với Twitch để họ không ban những người chơi vừa stream vừa sử dụng các công cụ hack để phá giải tựa game của mình.

    Đứng trước một tựa game hóc búa như vậy, các người chơi đã buộc phải đoàn kết với nhau. Họ lập ra các nhóm, nhưng không hoạt động độc lập mà thường xuyên chia sẻ các bí quyết với nhau. Tobin đã vinh danh Austin, một thành viên của Game Detectives (một nhóm khác), người đã tạo ra một công cụ “hack game” hiệu quả bên cạnh phần mềm “đào móc dữ liệu” của MonteCrypto.

    Kể cả với các công cụ như vậy, người chơi vẫn vấp phải vô số các trắc trở để chiến thắng MonteCrypto. Tobin chia sẻ rằng nhóm của anh đã vượt lên dẫn đầu khi chỉ mất vài ngày để giải 21 trên 24 câu đố, nhưng rồi gặp phải “ngõ cụt” ở câu đố thứ 22. Trong khi đó, các nhóm khác tuy chậm rãi nhưng cũng đang từ từ tiếp cận với The ARG Solving Station.

    [​IMG]

    Câu đố thứ 22, bắt người chơi phải sử dụng công cụ đi xuyên tường để phá giải, tốn mất của Tobin và đồng đội tới hơn 10 ngày. Câu đố thứ 23, thậm chí còn khó hơn, khi mà họ chỉ tìm thấy đầu mối với công cụ “đào móc dữ liệu” game. Nhờ đó, họ biết rằng mình phải sử dụng tay cầm control (thay vì chuột và bàn phím) để phá giải câu đố này. Khi họ làm vậy và mở cửa vào căn phòng chứa câu đố, tay cầm của họ đã rung lên (chế độ rung của tay cầm) theo một tần suất nhất định. Đó là một mã morse, ẩn chứa câu đố thực sự của Enigma thứ 23. Đúng vậy, tất cả mới chỉ bắt đầu, và nhóm của Tobin đã phải tốn tới cả tháng sau đó mới trả lời được câu đố, nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng MonteCrypto trên Discord.

    [​IMG]
    Thời điểm nhóm của Tobin tìm thấy câu trả lời nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng


    Câu đố thứ 24, câu đố khiến họ tốn toàn bộ thời gian còn lại của 63 ngày, kỳ thực đã không cần mất thời gian đến vậy. Họ tìm thấy cách để giải đố ngay từ những ngày đầu, khi bước vào khu rừng tràn ngập giá nến, đó là bấm (click) vào toàn bộ cây nến trong rừng. Tuy nhiên, họ đã mắc phải sai lầm chết người, khi bấm thiếu 1 cây trong lần thử đầu tiên. Lần thử đó thất bại khiến họ nghĩ rằng đó là cách giải sai, và dành suốt cả tháng sau đó để nghĩ ra phương án khác trước khi thử lại cách cũ một lần nữa.

    Đến cuối cùng, Tobin và đồng đội cuối cùng cũng giải được câu đố và giành được cho mình chiếc ví điện tử chứa 1 bitcoin. Ngoài giá trị thực tế, MonteCrypto cũng mang lại cho họ những trải nghiệm khác biệt, và muốn được thử những tựa game khác tương tự. Đối với 2 nhà phát triển, đó chính là mong muốn của họ từ phút ban đầu:

    [​IMG]


    Sau tất cả, giá trị lớn nhất mà tôi muốn thấy là liệu ý tưởng này có thể được hưởng ứng, và biết đâu sẽ trở thành một thể loại game mới. Tôi thấy hạnh phúc vì ngay bây giờ đã có các tựa game “bitcoin enigma” đang được phát triển.



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất