Những tựa game gây thất vọng nhất năm 2017 (Phần 1)

Phiêu Vũ
  1. 2017 là một năm vô cùng thành công với ngành game khi có rất nhiều sản phẩm với chất lượng xuất sắc được ra đời. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có không ít những tựa game gây thất vọng lớn với người hâm mộ.


    Nhìn chung, 2017 là một năm cực kỳ thành công đối với ngành game, khi mà các hãng game lớn liên tục cho ra đời những sản phẩm chất lượng và ăn khách. Những cái tên như The Legend of Zelda: Breath of the Wild, Nier: Automata, Horizon Zero Dawn hay PUBG…đã được nhắc đến trong suốt cả năm như những minh chứng cho thành công ấy. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có không ít những tựa game đã gây ra nhiều thất vọng cho game thủ. Hãy cùng điểm danh qua một số những cái tên đáng buồn ấy.


    Mass Effect: Andromeda

    Không có tựa game nào trong năm 2017 gây thất vọng cho game thủ nhiều hơn Mass Effect: Andromeda. Sau cái kết đầy tranh cãi của câu chuyện về Commander Shepard trong Mass Effect 3, người hâm mộ của series đình đám này đã đặt mọi niềm tin vào Andromeda, với hy vọng nó sẽ mang về những vinh quang xưa cũ cho dòng game này.

    [​IMG]

    Trong quá trình sản xuất, đại diện của nhà sản xuất BioWare đã nhân sự kỳ vọng ấy lên gấp bội khi liên tục đưa ra những “lời hay ý đẹp” về tựa game: Andromeda sẽ mang đến cho người chơi nhiều tự do hơn bất kỳ tựa game nào trước kia trong series, với một thế giới được thiết kế mở và hàng loạt nhiệm vụ phụ. Cốt truyện sẽ sắc bén, không lan man và đi thẳng vào vấn đề - một bài học và BioWare đã rút ra từ những đánh giá nghèo nàn về Mas Effect 3. Một thiên hà mới, một nhân vật mới để xóa sạch những lời chê bai trước đó, đồng thời tạo ra một điểm bắt đầu hoàn hảo cho bất cứ ai mới tiếp xúc với series này.

    [​IMG]


    Và rồi, sau tất cả những phát ngôn ấy, Mass Effect: Andromeda được ra mắt. Hệ thống chiến đấu, với nhiều yếu tố “action” hơn bao giờ hết, là một điểm cộng không thể chối cãi. Tuy nhiên, hàng loạt những “bug” từ to đến nhỏ đi kèm theo đó đã biến tựa game hành một dấu trừ to tướng. Trên tổng số 10, Andromeda chỉ được 4,9 điểm từ những đánh giá của cộng đồng. Cốt truyện nhàm chán, quest phụ không liên quan, animation như đến từ cách đây cả thập kỷ…tất cả những đánh giá ấy dường như đã đi ngược lại hoàn toàn những gì mà BioWare từng hứa hẹn.

    [​IMG]


    Đứng trên phương diện kỹ thuật và thiết kế, bạn sẽ thấy nhiều tựa game khác còn tệ hơn cả Andromeda trong năm 2017. Tuy nhiên, với tất cả những sự kỳ vọng trước đó, thì bạn không thể tìm được một tựa game nào đáng thất vọng hơn. Có lẽ, cũng vì thế, mà BioWare và EA đã quyết định ngừng mọi thứ liên quan đến series Mass Effect trong thời gian tới.


    1-2-Switch

    Không có gì khó hiểu trong việc Nintendo cho ra mắt 1-2-Switch. Khoảng chừng 1 thập kỷ trước, Wii Sports đã thực hiện một cuộc cách mạng khi đưa Wii từ một cỗ máy console vô danh lên thành một trong những thiết bị công nghệ được ưa chuộng nhất thế giới. Nhìn lại thời điểm ấy, Wii Sports là tựa game duy nhất sử dụng tính năng mô phỏng hành động của người sử dụng – thứ làm nên tên tuổi của Wii. Sự mới lạ và tính giải trí của Wii Sports đã giúp Nintendo bán được hơn 100 triệu bản hệ máy mà nay đã trở thành con bài chiến lược của họ.

    [​IMG]


    Hiển nhiên, Nintendo đã cố gắng làm được điều tương tự khi cho ra mắt Switch. Giống như Wii Sports, 1-2-Switch là một bộ sưu tập các tựa game nhỏ để thể hiện các tính năng mới toanh của Switch. Với cương vị của một bản demo các tính năng ấy, nó đã thành công. Còn với cương vị của một tựa game, thì nó đã thất bại hoàn toàn. Trong khi Wii Sports được phát hành hoàn toàn miễn phí, thì 1-2-Switch đòi thêm tới $50. Sẽ không sao cả nếu các tựa game nhỏ ấy đủ thú vị và hay ho, nhưng đáng tiếc là chúng không thế. Nếu như Wii Sports từng cho phép game thủ vung vẩy thết bị của họ và ghi được những cú “homerun” hay “strike” (trong Bowling), thì 1-2-Switch lại mô tả các hành động thường ngày như cạo râu, ru con ngủ hay trả lời điện thoại…Hãy tưởng tượng, khi bạn và bạn của bạn cùng nhau chơi 1-2-Switch và thi xem ai…vắt sữa bò nhanh hơn…Bạn sẽ chơi một tựa game như vậy chứ? Còn người viết thì không! Chắc chắn!


    Drawn to Death

    Có thể bạn chưa từng nghe đến cái tên David Jaffe, nhưng chắc chắn bạn đã từng chơi hoặc biết đến các sản phẩm của nhà thiết kế tài ba này. Trong những năm 90, Jaffe cho ra mắt Twited Metal, một siêu phẩm mà game thủ Việt Nam còn biết tới với cái tên “Đua xe bắn súng”. Sang đến năm 2000, ông tạo ra God of War, series game nổi tiếng cho phép bạn đóng vai Thần Chiến Tranh để tiêu diệt những vị Thần Hy Lạp khác. Jaffe từng chia sẻ muốn God of War “giải phóng ‘con thú’ trong người game thủ, muốn họ cảm thấy được tự do để thể hiện sự bạo lực như những kẻ dở hơi”. Đó cũng là “xương sống” của mọi sản phẩm mà Jaffe cho ra đời: bạo lực, nam tính đến ngoan cố và hỗn loạn tới cùng cực.

    [​IMG]


    Sau vài năm biến mất, Jaffe muốn Drawn to Death trở thành một sự trở về ngoạn mục của mình. Những game thủ biết Jaffe là ai cũng mong chờ điều ấy. Nhưng đáng tiếc là mọi chuyện đã không diễn ra suôn sẻ. Trong khi phong cách đồ họa của game ngay lập tức gây được sự chú ý của cộng đồng, thì những thứ nằm dưới “lớp vỏ” quái đản ấy lại không được như thế. Theo một cách nói nào đó, thì nó quá Jaffe, quá bạo lực và hỗn loạn, đến mức vượt qua tầm kiểm soát và trở thành một thứ dở dở ương ương. Không phong cách, không chất, cũng chẳng phá cách. Nó giống như một ông già đang cố tỏ ra mình chất chơi nhưng thất bại. Và điều đó khiến nó trở nên ngớ ngẩn.

    [​IMG]


    Là một tựa game bắn súng nhiều người chơi, nếu phần bắn nhau của Drawn to Death đủ hay, thì có lẽ ai đó sẽ chấp nhận nó và bỏ qua các thứ dở dở ương ương khác. Nhưng không. Nhân vật trong game dường như không có sức nặng và đang trôi nổi giữa các bản đồ đậm chất Drawn to Death. Những ai từng thử qua game nhận xét rằng bạn sẽ mất “cả đời” để tiêu diệt kẻ địch, vũ khí thì thiếu cân bằng, và combat trong game thì tẻ ngắt. Với tất cả những đánh giá nghèo nàn như vậy, Drawn to Death nhanh chóng lọt vào danh sách những game tệ nhất trong năm.



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất