Những điều mà người đời lầm tưởng về Game (P.1)

Hard
  1. Bạn sẽ bất ngờ khi bảng danh sách sau sẽ chỉ ra những áp đặt, định kiến hay tư tưởng mà mọi người vẫn lầm tưởng về game.

    Trong cuộc sống thường ngày, con người thường dựa theo ý kiến xung quanh để đưa ra quyết định cho bản thân mà ít khi tự mình nhìn nhận và lập luận một cách khách quan. Chính vì thế, nhiều khi chúng ta dễ dàng bị đưa đẩy theo số đông.. dẫn tới sai lầm trong suy nghĩ về một sự việc nhất định. Game cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ khi gặp phải rất nhiều hiểu lầm, từ vui vẻ cho tới đôi phần tiêu cực, từ những giới ngoài game cho đến cả những người gắn bó cùng game.

    1. Game gây ra ADHD

    ADHD hay Attention-Deficit Hyperactivity Disorder là bệnh "Rối loạn tăng động giảm chú ý". Thường gặp ở trẻ em, triệu chứng của ADHD là những hành vi hiếu động quá mức trong khi sự tập trung bị suy giảm đáng kể. Một nghiên cứu thực hiện bởi Đại Học Đông Michigan Hoa Kỳ cho hay những cậu bé bị ADHD thường chơi game khi biểu lộ triệu chứng. Nhưng những nhà nghiên cứu cũng ghi nhận rằng đây có thể chỉ là sự trùng hợp nhất định vì đã là con trai.. ai chẳng mê chơi game.

    [​IMG]


    Nhận định về việc game gây ra ADHD thậm chí còn bị đảo ngược hoàn toàn sau đó, khi phó giáo sư Steven Beck chuyên ngành tâm lý học của Đại Học Bang Ohio, đã đưa ra kết quả nghiên cứu chứng minh chơi game lại có thể giảm thiểu các triệu chứng bệnh. Những người tham gia sau 5 tuần thử nghiệm bằng việc chơi game thường xuyên, đã cải thiện tốt hơn trong khả năng nhớ, sắp xếp công việc, và triển khai nhiều hoạt động khác nhau.

    2. Lời nguyền Madden

    Madden NFL là dòng game xoay quanh bộ môn bóng bầu dục nổi tiếng của EA Sports, từng khuynh đảo làng PC/Console cũng như Mobile. Tuy nhiên, series này lại được cộng đồng đồn đại về một lời nguyền.. rằng bất cứ cầu thủ nào làm đại diện hình ảnh cho Madden NFL sẽ có một mùa giải kém cỏi thậm chí là gặp chấn thương nghiêm trọng sau đó.

    [​IMG]



    Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai vì có nhiều cầu thủ khác còn nhận được thành tích lớn khi song hành cùng dòng game. Điển hình như Eddie Geogre với quãng thời gian tuyệt vời nhất trong sự nghiệp sau khi lên bìa Madden NFL hay cầu thủ Calvin Johnson dù bị gãy ngón tay nhưng lại phá cả kỷ lục của giải đấu.

    3. Trẻ em chiếm phần lớn cộng đồng chơi game

    Nói tới game, điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí nhiều người hẳn sẽ hình ảnh các bạn trẻ vẫn đang ngồi ghế nhà trường ngồi cắm cúi vào màn hình điện tử. Tuy nhiên theo như khảo sát diễn ra các nước có đông dân số chơi game, kết quả lại chỉ ra điều hoàn toàn ngược lại.

    Theo đó, ở thị trường Game Console, 62% game thủ là người trưởng thành, trong khi với PC con số này là 66%. Đối với Mobile, tỷ lệ này có thể thấp hơn vì sự tiện dụng và tiếp cận dễ dàng, nhưng không vì thế số lượng trẻ em có thể vượt qua những người trưởng thành trong cộng động chơi game.

    [​IMG]


    4. Thổi vào băng điện tử bốn nút để máy nhận game

    Khỏi phải tranh cãi, đây là hành động mà thế hệ game thủ 8X cũng như đầu 9X (thậm chí đổ về trước nữa) đã quá quen thuộc. Băng không nhận? Chỉ việc rút ra và thổi mạnh vào khe cắm với niềm tin rằng cứ thổi thật lực, mọi thứ sẽ được sửa chữa. Không hiểu ai hay quốc gia nào đã truyền bá "công thức thần thánh" này đầu tiên, chỉ biết rằng nó đã lan rộng trên toàn thế giới và trở thành vũ khí bất diệt cho mỗi lần chiếc bốn nút của bạn lăn ra ăn vạ.

    [​IMG]


    Đáng tiếc, ngoài việc giải phóng hàng hàng giọt mưa xuân vào bảng mạch điện tử, chúng ta không hề đạt được điều gì tốt hơn. Chuyên gia về hệ máy NES cũng khẳng định điều này xuyên suốt nhiều năm qua, và nhiều khi để máy nhận game đơn giản chỉ cần tháo băng và cắm lại, chứ không cần thêm động tác thừa là thổi vào khe cắm. Còn đơn giản muốn quét sạch lớp bụi? Bạn hẳn chỉ cần một chiếc chổi vệ sinh nhỏ hay một khăn giấy mềm có lẽ an toàn hơn nhiều.

    Nhưng nói gì thì nói, chúng ta vẫn không thể chối bỏ cái cảm giác đầy hăm hở và hy vọng, để rồi kết lại bằng sự kỳ diệu khi máy nhận game sau mỗi lần làm đi làm lại động tác đó.

    5. Đa số game là bạo lực

    "Hơi bị nhầm!" Câu nói dành cho bất cứ ai ngoài kia chưa từng chơi game mà thường đưa ra phán xét về game qua báo đài. Ủy Ban Đánh Giá Phần Mềm Giải Trí hay ESRB, tổ chức bạn thấy hiện diện nhiều nhất trên bìa các tựa game từ trước đến nay và một trong các đơn vị lớn nhất thế giới về kiểm duyệt nội dung ảo, là bằng chứng xác đáng phản bác lập luận trên.

    Theo đó, vào năm 2013, ESRB cho 46% số game gắn mác "Everyone" - tức là bất cứ ai, miễn không phải trẻ sơ sinh, đều có thể chơi được loại game này. Cùng năm, họ cho 19% số game gắn mác "Everyone 10+" phù hợp với trẻ em từ 10 tuổi trở lên, và 23% gắn mác "Teen" dành cho thanh thiếu niên. Chỉ có 12% còn lại là có gắn "Mature", những tựa game với nội dung mang tính chất bạo lực thực sự chỉ phù hợp với người trưởng thành.

    [​IMG]


    Vâng, chỉ có 12% - một số có hai chữ số, chiếm vào khoảng hơn 1/10 của 100% theo một khối lượng nào đó, và theo những người có trình độ giáo dục phổ cấp hết cấp một thì được gọi là phần nhỏ, chứ không phải phần lớn. Còn nếu ai ngoài kia muốn chỉ trích game theo hướng áp đặt vô căn cứ, muốn vung tay lên trời nói game là bạo lực hay thậm chí gạt bỏ sự khác nhau giữa "nhỏ" và "lớn" nói trên, thì xin tìm lại sách giáo khoa vì Google nay vẫn chưa có chức năng hỗ trợ tìm kiếm ở cấp độ tiền sử.

    (Còn tiếp)


Chia sẻ trang này

Tin mới nhất