Nhìn lại thủy tổ Game Mobile "Rắn săn mồi" và lịch sử đế chế Nokia

Hard
  1. Snake hay "Rắn săn mồi" mà người Việt chúng ta vẫn thường gọi, là một trong những cái tên tiên phong cho làng Game Mobile, đặt bước cho cả một cơ đồ như ngày nay.

    Sự tồn tại của bất cứ tựa Game Mobile nào ngày nay sẽ đều là vỗ nghĩa nếu quên nhắc đến Snake - "Rắn săn mồi". Đó là khẳng định hoàn toàn chắc chắn, đặc biệt khi bạn nhìn vào lịch sử làng Game Mobile qua những hình ảnh đen trắng hết sức sơ khai, nhưng mở đường cho cả một ngành công nghiệp hằng chục tỷ USD sau đó. Sự xuất hiện của Snake trên chiếc máy Nokia 6110 (1997) có lẽ chẳng gây nhiều chú ý vào thời điểm chào sân, nhưng nó lại trở thành cội nguồn cho một đế chế giải trí đang lên ở thời điểm hiện tại.

    Được cài đặt trên 350 triệu điện thoại tính đến năm 2005, tựa game đơn giản nhưng gây nghiện Snake đã trở thành một hiện tượng trên toàn thế giới, cho cộng đồng khắp nơi biết đến "hương vị" đầu tiên của một tựa Game Mobile, châm ngòi cho một dòng thiết bị mang tính cách mạng mà bây giờ hiện diện trong mọi khía cạnh cuộc sống.

    [​IMG]


    Hiệu ứng Nokia

    Cùng thời điểm khi mà làng game Phần Lan bắt đầu thành hình, xuất hiện ở mọi ngõ ngách trong cuộc sống vào những năm 80 của thế kỷ trước, thì Nokia vẫn đang ở vị trí rất xa so với danh tiếng công ty hàng đầu về điện thoại di động mà chúng ta vốn biết đến trước đây. Trên thực tế, việc xác định hình ảnh Nokia qua một việc nhất định mà công ty làm vào thời điểm đó là nhiệm vụ vô cùng khó khăn.

    Cũng giống như Yamaha, Nokia nổi tiếng với việc lấn sân vào gần như mọi ngành nghề, miễn sao kiếm được lời lãi. Hãng từng được biết tới với việc tham gia sản xuất máy tính và TV, nhưng bên cạnh đó còn là giày dép, cao su, hóa chất và chế xuất nhôm. Thậm chí Nokia còn tham gia vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, với việc sở hữu cả một nhà máy điện.

    [​IMG]
    Logo đầu tiên của Nokia.


    Nhưng tất cả những ngành nghề đó sớm biến mất hoàn toàn vào năm 1996, một năm trước khi Nokia chính thức cho ra đời Nokia 6110, tất cả vì sự trỗi dậy của điện thoại di động và tiềm năng vô cùng lớn của mảng này. Mark Ollila, một cựu nhân viên của Nokia chia sẻ về sự thay đổi mạnh mẽ của công ty khi đầu tư vào lĩnh vực hoàn toàn mới:

    Công ty Phần Lan mà sau này bước lên ngang tầm huyền thoại, là một trong những tên tuổi đầu tiên bước vào kỷ nguyên mới ấy. Thành công trong việc giành được hợp đồng cung cấp mạng GSM cho các nước Châu Âu chính là tiền đề để Nokia hy vọng về một ngày thống lĩnh thị trường di động thế giới. Để tập trung hoàn toàn vào con đường này, hãng đã ngay lập tức từ bỏ những ngành nghề ngoài chuyên môn khác.

    Bước khởi thủy

    Nhưng thậm chí ngay cả bước tiến này cũng chưa phải là khởi đầu cho sự phát triển của game di động. Trên tất cả, lĩnh vực giải trí chưa từng nằm trong lựa chọn kinh doanh của Nokia từ những năm 80, và cũng không phải là mục tiêu đầu tư cơ sở hạ tầng ngay cả khi hãng quyết định tập trung vào Mobile sau này. Thay vào đó, sự khởi thủy của làng Game Mobile bắt đầu do một hành động không chủ ý của kỹ sư đang làm việc ở Nokia lúc đó - ông Teneli Armanto, và một vài chỗ trống mà hệ điều hành để lại.

    [​IMG]
    Chân dung ông Teneli Armanto.


    Theo Juho Kuorikoski - một người được coi là sử gia của ngành công nghiệp game Phần Lan, đây là ngọn nguồn câu chuyện:

    [​IMG]


    Khuyến khích bởi ban giám đốc, những người muốn xem chức năng hồng ngoại trên Nokia 6110 hoạt động ra sao, ông Teneli Armanto chính thức đưa Snake lên Mobile và chứng kiến tựa game xuất hiện trong mọi chiếc điện thoại mà Nokia sản xuất xuyên suốt 10 năm sau đó.

    Có lẽ không ít người trong chúng ta phải cảm thấy phần nào trớ trêu khi khởi thủy Game Mobile lại không hoàn toàn bắt nguồn từ Mobile. Nhưng bất chấp tất cả, đây là vẫn là cột mốc đánh dấu việc phát triển game và nền tảng di động hợp về một mối. Hơn nữa, việc tạo ra một sản phẩm thành công chỉ dưới bàn tay của đúng một con người, không cần tổ chức hay công ty lớn đỡ đầu trong quá trình phát triển tiền thân, còn khiến chúng ta nhận ra một lối đi hoàn toàn mới trong việc thống lĩnh thị trường game đi động.

    [​IMG]


    Một hiện tượng, một cơn bão

    Và với Nokia, tựa game trở thành một thành công hết sức bất ngờ, vì nó đã sớm trở thành một hiện tượng toàn cầu, một sản phẩm không chỉ được chơi ở khắp nơi trên toàn thế giới, mà còn trở thành một sự ám ảnh, một cơn bão thật sự.

    Tại quê nhà, Snake được tổ chức những giải đấu cấp địa phương cũng như quốc gia với thể thức loại trực tiếp. Trên thế giới, bất cứ ai nắm trong tay một chiếc Nokia cũng sẽ tiêu tốn hàng giờ vào Snake, rồi Snake 2, Snake 3 nối dài sau đó. Snake phổ biến đến độ mà vào năm 2005, Entertainment Forum đã chính thức trao tặng giải thưởng người khai sinh ra ngành công nghiệp Game Mobile hết sức tự hào cho Taneli Armanto.

    [​IMG]


    Giải thưởng ấy xứng đáng với hai lý do tiên quyết.

    Thứ nhất, Snake là sản phẩm Game Mobile hoàn chỉnh đầu tiên đến với đông đảo thị trường. Tựa game gấy ấn tượng bởi sự đơn giản, tính gây nghiện, và hoàn hoàn phù hợp với sự hạn chế về mặt phần cứng của thiết bị di động - cho người dùng trên toàn cầu nhìn vào chiếc điện thoại không đơn thuần chỉ là một thứ dành cho nghe - gọi đơn thuần nữa.

    Thứ hai, Snake thiết lập nên mô hình kinh doanh đầu tiên cho Game Mobile, một ngành công nghiệp mà sẽ tiếp tục nhiều năm sau đó với sức mạnh không tưởng. Trên hết, độ phổ biến của Snake còn nhờ vào việc song hành cùng một tên tuổi sẽ độc chiếm làng di động hơn 15 năm sau đó.

    [​IMG]


    Nền móng

    Trong khi Snake chẳng trực tiếp mang về đồng lời lãi nào cho Nokia, nhưng chính nó đã tạo nên thói quen cho những nhà phát triển trong việc lựa chọn nền tảng mà sản phẩm mình sẽ đặt chân, quyết định màn dạo đầu của tựa game có được nhiều người chơi biết đến hay không.

    Nhưng nhìn xa hơn thế, Snake vẫn là một biểu tượng hết sức quan trọng trong lịch sử Game Mobile tại Phần Lan nói riêng và thế giới nói chung. Tuy xét sâu xa, khởi điểm của Snake đơn giản chỉ xoay quanh từ "ngẫu nhiên", nhưng nó thiết lập cho Nokia cũng như chính bản thân mình trở thành một biểu tượng văn hóa, một ý tưởng mà tác động đến cả người dùng lẫn những công ty lớn.

    Không có Nokia cũng sẽ chẳng có Snake. Và cũng như đôi mắt chúng ta dõi theo lịch sử đã qua, không có sự tác động của Nokia và làng game Phần Lan lúc bấy giờ, viễn cảnh Game Mobile đang thống trị thế giới có lẽ cũng chẳng bao giờ tồn tại.​



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất