Esport có phải là một môn thể thao?

Hard
  1. Cùng GameHub đi sâu tìm hiểu liệu Esport đối với con mắt giới chuyên môn cũng như cộng đồng, liệu có phải là một môn thể thao đích thực?

    Câu hỏi trên dường như đã ám ảnh làng game thế giới không chỉ hôm nay, mà còn từ nhiều năm về trước khi Esport mới chập chững những bước thành hình, thậm chí có thể kéo dài đến tương lai mãi về sau. Nhưng dù có đặt dưới ánh mắt nghi ngờ hay lời phản đối nào đi chăng nữa, người ta vẫn khó có thể chối bỏ khả năng phát triển, chuyển mình và thức thời của Esport.

    Chẳng vậy mà nền tảng Mobile - cái tên vài năm trước chẳng ai có thể nghĩ tới ngày trở thành mảnh đất tiềm năng cho "thể thao điện tử", nay đã đón nhận vô số đại diện với cộng đồng đông đảo và lối chơi cạnh tranh vượt tầm.. Điểm ra chúng ta có những đạo binh MOBA như Vainglory, Fate Forever.. hay quân tiên phong Captain Strike - tựa game bắn súng Esport đầu tiên do người Việt sáng tạo vươn mình ra biển lớn.

    Có thể có ai đó ngoài kia vẫn đặt câu hỏi về chất Esport trong game Mobile, câu hỏi về phong cách "casual" thường thấy, câu hỏi về nét "hardcore" chưa có nhiều.. Nhưng đó là câu chuyện cho một dịp khác, vì hôm nay chúng ta sẽ tạm gác lại tất thảy ranh giới, rào cản, phân biệt, hơn thua.. để đứng chung một chiến tuyến và minh chứng Esport là một môn thể thao đích thực.

    [​IMG]

    Những tay chơi mới trong giới giang hồ

    Trong sự kiện Winter X Games 2015 diễn ra tại Aspen, Colorado sắp tới, sẽ có hàng trăm vận động viện mô tô, trượt tuyết, trượt ván thực hiện hàng ngàn những động tác điêu luyện giữa tầng không, thể hiện vô vàn kỹ năng với sức mạnh, sự dẻo dai và nhanh nhẹn của những con người tham gia thể thao chuyên nghiệp.

    Nhưng trên tất cả, cũng có vô vàn những con người, từ nam cho tới nữ.. ngồi trước những màn hình điện tử, cố gắng càn quét hàng hàng lớp lớp kẻ địch ảo, với khẩu súng ảo, thanh gươm ảo trong tay, xung phong giữa chiến trường hẳn sẽ không bao giờ là thật. Xung quanh là họ và hàng ngàn, thậm chí tới hàng vạn con người hò reo, cổ vũ.. và hơn thế, họ nắm trên tay mình những tấm huy chương, những chiếc cúp sáng ngời không thua kém bất cứ môn bóng đá, bóng chuyền, cầu lông nào khác.. nếu không muốn nói là còn có đôi phần "ngầu" hơn. Vậy với bạn, game thủ hay không game thủ.. Esport có phải là một môn thể thao?

    [​IMG]

    Cộng đồng lớn mạnh - Giải đấu quy mô

    Nói tới Esport, MOBA đóng góp công sức không nhỏ.. và nói tới MOBA ta nói tới hai đại diện lừng danh: DOTA 2 và League of Legends (LOL). Trong năm qua, Newzoo thống kê Esport nói chung có tới 205 triệu người xem. Riêng giải đấu League of Legends World Championship diễn ra vào năm 2013 thu hút tới 32 triệu lượt... tức hơn gấp đôi số lượng của giải World Series, và bảy lần trận chung kết NBA. Cho tới năm 2014, giải đấu này tiếp tục chào đón 40.000 người hâm mộ tại sân vân động Sangam, Seoul.. nơi từng diễn ra trận bán kết World Cup 2002.

    [​IMG]

    Giải International Dota 2 Championships trong năm qua, theo Valve thông báo, cũng đạt tới 20 triệu người xem. Để tiện so sánh, chúng ta nhìn sang Super Bowl năm vừa rồi mới chỉ đạt ngưỡng 11 triệu. Tổng giải thưởng mà International Dota 2 Championships cũng khiến nhiều người phải sững sờ, khi vượt qua mốc 10 triệu USD.. tức là vượt mặt giải đấu được tiếng "hạng sang" Golf USPGA Championship.

    Nhìn hậu sinh Vainglory tuy chỉ là tân binh mới nổi trên Mobile, nhưng với chế độ phòng đấu riêng, đã mở ra một con đường mới cho những giải đấu từ tự phát cho tới tổ chức chuyên nghiệp, từ hiện tại cho tới tương lai. Chính CEO của DreamHack - Ông Robert Ohlen, đã từng phát biểu về tiềm năng của Mobile với số lượng game thủ đông đảo, dễ tiếp cận và trên hết tính cạnh tranh cao.. Như vậy, Esport trong tương lai không chỉ nắm trong tay sức mạnh từ những giải đấu lớn, cộng đồng đông đảo, quy mô giải thưởng cao.. mà còn là mũi tiến công trên nhiều mặt trận, từ PC cho tới Smartphone/Tablet.

    Nếu ai nói Esport không có "đất dụng võ" như những môn thể thao khác, đơn giản chỉ vì những con số khổng lồ đã vượt quá 10 đầu ngón tay của họ.

    [​IMG]

    Sức mạnh tinh thần và thể xác

    Chiến thuật và bộ não là điều quyết định tất cả. Chiến thuật ngăn cách một đội bóng thường thường bậc trung với một ông lớn xếp Top 4, phân biệt một vận động viên Tennis nắm cup trên tay với người ra đi từ vòng loại.

    Với Esport, chiến thuật là điều kiện tiên quyết, mang tính chất quan trọng còn hơi đôi phần. Một tay súng dù cao siêu tới đâu cũng không thể tách khỏi đội hình, một Hero dù dưới bàn tay điêu luyện vẫn thất thế trước đội bạn đoàn kết.. cũng chẳng khác nào một cầu thủ chơi cá nhân sẽ khiến cục diện trận đấu thành 10 vs 11.

    [​IMG]

    Trí lực là vậy thì thể lực cũng đóng vai trò cực lớn. Vận đông viên môn thể thao nào cũng mang nét tương đồng, có sức mới thực hiện những động tác nhanh nhạy, đẹp mắt. Với game thủ thi đấu Esport chuyên nghiệp tuy không cần đến sức mạnh cơ bắp, nhưng cũng đòi hỏi một cơ thể tốt.. đáp ứng cho việc luyện tập, thi đấu có khi lên tới 14h trên một ngày. Nhưng đừng vội nghĩ tới những cậu bé với thân hình béo tròn hay đôi mắt cận ngồi trước màn hình, mà ngày nay những vận động viên thể thao điện tử chuyên nghiệp đã biết học cách bồi bổ cơ thể mình chế độ ăn theo công thức khoa học hợp lý không kém gì những bộ môn ngoài kia.

    Yếu tố tiếp theo mà game thủ Esport chuyên nghiệp tương đồng với vận động viên đến từ những môn thể thao khác chính là khả năng phản xạ. Serena Williams trong thời kỳ thi đấu đỉnh cao, chỉ cần chưa đầy nửa giây để phản ứng với bất cứ đường bóng nào. Nhìn sang phía Esport, một game thủ thi đấu chuyên nghiệp có thể thực hiện trung bình 300 động tác khác nhau với chỉ vỏn vẹn 1 phút đồng hồ. Xét tới tính chất môn thi đấu, con số này hoàn toàn đưa người tham gia lên một tầm mới trong việc "xử lý đa nhiệm" và bộ não siêu nhiên.

    [​IMG]

    Chứng minh

    Michal Blicharz - một cựu vận đông viên môn Judo, nay đóng nhiều vai trò trong làng Esport, từ người tham gia thi đấu cho tới trọng tài, có một vài phát biểu về sự tương đồng giữa Esport và Judo:
    [​IMG]
    Michal Blicharz - Cựu vận động viên Judo nay đóng nhiều vai trò trong làng Esport.

    Phản biện

    Người phản đối Esport nổi tiếng nhất có lẽ là chủ tịch của EPSN - Ông John Skipper, với câu nói: "Esport không phải là thể thao" vô cùng đơn giản. Và tất nhiền còn có những người đồng tình khác, mà Tim Warwood - Cựu vô định trượt ván nay đang làm bình luận viên cho BBC là một trong số đó.

    [​IMG]
    Tim Warwood - Cựu vận động viên và bình luận viên của BBC.
    Nhưng mặt khác, ông Tim Warwood cũng cho hay từng một thời trượt ván cũng bị coi là những kẻ "ngoài cuộc", những "đứa con lai".
    Ông cũng cho rằng, mặc dù không ít người phản đối ý kiến cho Esport là một thể thao đích thực, thì vẫn có những vận động viên trượt ván và trượt tuyết freestyle bây giờ thấy đồng cảm với những người chơi game.

    (Theo BBC)


Chia sẻ trang này

Tin mới nhất