Con bắt chước game “thả dù” 5 tầng lầu, bố mẹ đâm đơn kiện nhà phát triển

Dương Thị Lan
  1. Cũng bởi muốn thử xem mình có “bất tử” như trong game không mà một cậu nhóc 11 tuổi cùng cô em gái 9 tuổi của mình đã làm ra hành động vô cùng dại dột.

    Một cậu bé 11 tuổi đến từ Handan, một thành phố ở phía bắc Trung Quốc đã nhảy ra khỏi tòa nhà 5 tầng cao 15 mét cùng với đứa em gái 9 tuổi của mình. Nguyên nhân vô cùng bi hài theo logic của những đứa trẻ là để xem chúng có thể “hồi máu” sống lại như trong game hay không.

    [​IMG]


    Theo lời kể của ba mẹ thì kể từ khi thành phố bị cách ly do dịch bệnh bùng phát, hai đứa trẻ này không phải đi học nên đã dành phần lớn thời gian để chơi các trò chơi trên di động, cụ thể là Game for Peace (phiên bản PUBG Mobile ở Trung Quốc) và Mini World - tựa game sandbox thế giới mở tương tự như Minecraft.

    Cậu bé cho biết lý do cậu và em gái nhảy ra khỏi tòa nhà là để kiểm tra xem họ có thể bay hoặc sống lại như nhân vật trong cả hai trò chơi đó hay không. Như lời cậu nhóc này nói thì “cho dù bạn ngã bao nhiêu lần trong Mini World, bạn cũng sẽ không bao giờ chết.” Tất nhiên, cả hai không hề mang một vật dụng bảo hộ nào lúc nhảy. Câu chuyện chỉ kết thúc khi bố mẹ phát hiện ra cả hai đang nằm bất động dưới đường. May mắn là cả hai đã được cứu chữa kịp thời dù mức tổn thương là không hề nhẹ. Điều kiện gia đình của chúng cũng không mấy khá giả khi chi phí phẫu thuật phải vay mượn từ người thân và kêu gọi từ thiện trên mạng.

    [​IMG]


    Ngay khi biết nguyên nhân đằng sau hành động dại dột của các con mình, gia đình cậu nhóc này đang cố gắng đâm đơn kiện để đòi bồi thường từ nhà phát triển game. Theo người cha - ông Shen thì mỗi ngày, hai đứa con của ông phải dành đến hơn 8 tiếng để chơi Game for Peace và Mini World. Chúng chỉ là những học sinh còn nhỏ tuổi nên nhiều vấn đề, nhận thức còn vô cùng hạn hẹp. Gia đình cho rằng lẽ ra các nhà phát triển phải đặt ra những quy định về giới hạn độ tuổi, thời gian chơi game nghiêm ngặt hơn cho những người chơi chưa đủ tuổi.

    Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, đặt ra quy định là vậy nhưng các nhà phát triển làm sao có thể quản lý tất cả. Trách nhiệm chính vẫn là thuộc về các bậc cha mẹ khi không kiểm soát con mình chặt chẽ, để chúng chơi game vô độ. Trước khi đổ lỗi cho người khác, các bậc phụ huynh có lẽ cũng nên nhìn nhận lại trách nhiệm của mình.​



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất