Chủ quán net ngán ngẩm: Ý thức game thủ giờ không bằng con ruồi

Khánh Ly
  1. Nghề net… chẳng phải chỉ là cái nghề “ngồi mát ăn bát vàng” gì đâu. Đằng sau nó là vô vàn những nghịch cảnh… dở khóc dở cười.

    Thế mới nói, nếu không phải người trong cuộc thì khó có thể mà hiểu được, đôi khi sự thật không giống như những gì mà người ta vẫn nhìn thấy. “Làm net có nhiều chuyện bức xúc lắm, kể hoài không hết”. Âu cũng vì miếng cơm manh áo mà người làm nghề phải chấp nhận hết cả.



    Khoảng gần chục năm về trước, những cửa hàng net, quán game là một điểm lý tưởng của hầu hết học sinh, sinh viên. Thế nhưng, dần dần trở lại đây, sự bùng nổ của smartphone và 3G khiến mọi người có thể vào mạng mọi lúc mọi nơi. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng, thời huy hoàng của các quán net đã chấm hết.
    Giữa thời buổi kinh tế khó khăn như vậy, để giữ chân được khách hàng là một bài toán khó đối với bất kỳ người chủ net nào, buộc họ phải nghĩ ra đủ mọi chiêu trò, các hình thức kinh doanh độc, lạ, không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, thậm chí cả “phá giá thị trường”.

    [​IMG]
    Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa


    Thế nhưng, với cái tư tưởng “cha chung không ai khóc”, trong khi mặt bằng chất lượng cũng như dịch vụ ở các quán net ngày càng cao, thì ngược lại, ý thức của bộ phận game thủ đến chơi tại đây thì ngày một đi xuống. Khiến nhiều chủ quán net không khỏi ngán ngẩm mà thốt lên rằng: “Ý thức game thủ giờ không bằng con ruồi”.

    [​IMG]


    “Hình như ý thức game thủ ngày càng kém các bác ạ. Phòng lạnh dán 2 cái bảng to đùng ngay cửa: “Người lịch sự ra vào nhớ đóng cửa”. Thế mà thằng nào thằng nấy ra vào là mở cửa toang hoác không thèm đóng lại. Nhà vệ sinh dán bảng “đi tiêu, đi tiểu nhớ dội nước, cảm ơn”. Nó đi xong là xách đít đi luôn, có cái tay gạt nhẹ cái cần thôi mà cũng đếch gạt, để khai mù, dán cái bảng nhỏ từng cái bàn “hút thuốc xin làm ơn để vào gạt tàn”. Thế mà nó chả chịu thấy, cứ nhè cái bàn phím mà để, trong khi cái gạt tàn ngay trước mắt. Nhiều khi nó còn gạt thẳng xuống đất cho tiện… Phải nói là… ý thức quá tệ”.

    [​IMG]
    Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa


    Câu chuyện “dở khóc dở cười” trên chẳng phải chuyện hiếm có khó gặp mà hầu như bất kỳ quán game nào cũng gặp tình trạng như vậy. Không phải vô duyên vô cớ mà người ta gán cho game thủ cái mác “ở bần” và “lười”, âu cũng là vì những lý do này cả. Dù rằng bộ phận game thủ này đem lại khoản phí giờ chơi không hề nhỏ, thế nhưng chẳng vị chủ quán nào vui vẻ gì khi phải tiếp những vị khách mà “ý thức không bằng con ruồi”.

    Sau tâm sự đầy bức xúc của vị chủ quán này, rất nhiều “đồng nghiệp” cũng được thể mà trải lòng với những tâm tư “khó nói thành lời” bấy lâu ít ai thấu.

    [​IMG]

    [​IMG]


    Mất vệ sinh, trộm cắp, quỵt tiền, nói tục, chửi bậy, phá gear,… là tất cả những gì mà các phòng net ngày ngày phải đối mặt.

    Thế mới hiểu rằng, đúng là “làm dâu trăm họ”. Thế nhưng, cùng là phục vụ nhu cầu của con người như bất kỳ một ngành dịch vụ nào khác như vận tải, ăn uống, du lịch, vậy mà những ông chủ đáng thương của chúng ta lại luôn luôn phải đối mặt với nhiều sức ép, từ cách nhìn có phần phiến diện của xã hội, cho tới những vị khách “chẳng ai muốn tiếp”.

    Bởi vậy mà càng ngày, càng có không ít chủ quán net đã lựa chọn cách "dừng chân" an toàn đó là nói lời tiễn biệt với nghề kinh doanh game net để tìm một nghề kiếm sống mang lại nhiều lợi nhuận và cũng bớt thị phi hơn.


    [​IMG]
    Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa


    Nghề net… chẳng phải là cái nghề… ngồi mát ăn bát vàng gì đâu. Đằng sau nó là vô vàn những nghịch cảnh… dở khóc dở cười.



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất