Các game thủ nói rằng họ kiếm được nhiều tiền hơn trên nền tảng livestream của Facebook

Phương Ly
  1. Tuy đến sau những người anh như Twitch hay Youtube nhưng Facebook đã dần khẳng định được vị trí của mình khi “lấn sân” sang mảng livestream game.

    Là một ngành công nghiệp, trò chơi điện tử đã tạo ra 120 tỷ đô la vào năm ngoái. Nếu ngành công nghiệp game là một quốc gia, nó sẽ được xếp hạng trong 100 GDP hàng đầu thế giới.

    Và ngành công nghiệp đó không chỉ liên quan đến việc mọi người mua trò chơi điện tử để tự chơi, mà còn có một nhóm người tăng nhanh chóng bằng việc theo dõi người khác chơi trò chơi thông qua các nền tảng phát trực tuyến - và họ cũng trả tiền cho họ, giống như bạn có thể tip cho người chơi piano ở quán ba.

    Các nền tảng chi phối cho phát trực tuyến trò chơi video là Twitch, thuộc sở hữu của Amazon, YouTube của Google, nơi có phần phát trực tuyến trò chơi video chuyên dụng và Mixer thuộc sở hữu của Microsoft.

    [​IMG]

    Bắt đầu từ tháng 1 năm 2018, Facebook cũng đã chính thức gia nhập thế giới livestream này. Và mạng truyền thông xã hội lớn nhất thế giới đã chứng minh cho một số người tạo ra nó rằng đây có thể là dịch vụ phát trực tuyến khả thi nhất.

    Thống kê số người xem gần đây nhất từ tháng 4, tháng 5 và tháng 6 năm 2019 cho thấy 153.000 streamer hoạt động trên Facebook, trong khi Twitch có gần 3 triệu streamer hoạt động trong tháng 9. So với YouTube Gaming và Mixer, Twitch vẫn chiếm ưu thế về thời gian xem và thời gian stream.

    [​IMG]

    Facebook Gaming có thể được truy cập từ thanh bên trái của nền tảng trên máy tính để bàn hoặc thông qua menu trên ứng dụng Facebook. Rất nhiều luồng phát trực tiếp được đề xuất ngay lập tức, với một số trò chơi phổ biến nhất là "Pokémon GO", "Apex Legends", "Grand Theft Auto V" và chắc chắn không thể thiếu "Fortnite".

    Khi bạn bắt đầu xem một video livestream game, đặc biệt là từ một luồng Facebook khuyên dùng, bạn thường có một tùy chọn để tặng cho các streamer những "ngôi sao", với mỗi ngôi sao bằng một xu (100 sao với giá 1 đô la) hoặc trở thành một subscriber trả phó của streamer đó với giá 4,99 đô la một tháng.

    Các luồng doanh thu này tương tự như trên các nền tảng như Twitch, nhưng nhiều streamer cho biết việc xây dựng lượng khán giả xem stream trên Facebook dễ dàng hơn đáng kể. Những người hợp tác với Facebook được phép truy cập vào các nguồn doanh thu, và nói rằng họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn trên Facebook so với các nền tảng chơi game khác.

    [​IMG]

    Hiện tại ở Việt Nam, các streamer cũng đang rất ưa chuộng livestream trên nền tảng Facebook Gaming bởi những ưu điểm mà nó mang lại. Người xem cũng có thể tùy chọn số lượng “ngôi sao” để tặng cho streamer với mức giá như trên. Nếu nói đến các streamer Việt Nam thành công trên nền tảng livestream này thì không thể không nói đến Chim Sẻ Đi Nắng (game AoE) với lỷ lục 126 nghìn người xem cùng lúc và Nam Blue (game PUBG Mobile) với 72 nghìn người xem cùng lúc.

    Liệu rằng trong tương lai, Facebook Gaming có thể vượt mặt hai “người anh” là Twitch và Youtube để trở thành nền tảng livestream được yêu thích nhất hay không?​



Chia sẻ trang này

Tin mới nhất