3 “sai lầm chết người” của các ông lớn trong làng game thế giới

Phiêu Vũ
  1. Con người ai cũng có thể mắc sai lầm, và những ông lớn ngự trị trên ngôi cao của làng game thế giới cũng vậy.


    Và đó là những sai lầm mà hẳn là họ sẽ cảm thấy hối hận và tiếc nuối đến suốt nhiều năm sau.


    Konami sa thải Hideo Kojima

    Hideo Kojima, một trong những nhà làm game nổi tiếng và thành công nhất thế giới, đã chính thức rời khỏi công ty mà ông gắn bó kể từ ngày đầu bước vào làng game từ năm 2015. Khi còn ở Konami, ông là người đứng sau những tựa game sáng giá nhất của hãng này, điển hình như series Metal Gear Solid hay Silent Hill… Trong đó, chỉ tính riêng series Metal Gear Solid đã bán được tới hơn 49 triệu bản, và hiển nhiên là một trong những tựa game bán chạy nhất thế giới.

    [​IMG]

    Tiếc thay, có vẻ như Konami không hề trân trọng những đóng góp này của Kojima. Phải biết, khi làm game ở Nhật, các hãng game luôn có cả tỷ quy định để gò ép những nhà thiết kế dưới trướng phải đi vào khuôn khổ. Lời lãi,chắc chắn luôn là mục tiêu tối thượng và duy nhất của các hãng game. Ngược lại, trong cương vị một nhà làm game, sự gò bó ấy hiển nhiên sẽ bó hẹp sự sáng tạo của Kojima. Phải biết, chính sự phá cách đến quái dị mới là những thứ giúp những người như ông có thể tạo nên được các tuyệt tác mà game thủ say mê cả đời. Bởi vậy, mâu thuẫn giữa tầng lớp lãnh đạo của Konami và nhà làm game sáng chói nhất của họ là không thể tránh khỏi.

    [​IMG]


    Mâu thuẫn ấy lên đến đỉnh điểm, khi trong quá trình sản xuất Metal Gear Solid 5, Kojima gần như đã bị giam lỏng trong một căn phòng riêng, tách biệt hoàn toàn với các thành viên khác của đội ngũ làm game. Ông không thể nói chuyện hay chỉ đạo họ trực tiếp, mà chỉ có thể truyền lời thông qua người khác. 2 tháng sau ngày Metal Gear Solid 5 ra mắt, Kojima chính thức rời khỏi Konami.


    Thiệt hại của Konami khi đánh mất Kojima là khó có thể đo đếm, vì bản thân các nhà làm game không phải là một thứ có thể định lượng. Tuy nhiên, Death Stranding - siêu phẩm tiếp theo của Kojima đang chuẩn bị được “lên kệ”, và nó hoàn toàn không có dính dáng gì tới Konami. Death Stranding liệu có thành công hay không, và thành công đến mức nào… khi những câu hỏi ấy được trả lời, thì hẳn là thiệt hại của Konami cũng sẽ phần nào có thể được tính toán.


    Nintendo ‘phản bội’ Sony

    PlayStation hiện là một trong những hệ máy console bán chạy nhất thế giới, nhưng hẳn hiếm ai biết rằng, nếu không có Nintendo, thì hẳn hệ máy này đã không hề tồn tại.

    [​IMG]


    Trở lại những năm 1988, Sony và Nintendo đã có một mối quan hệ khá mật thiết, và hai hãng quyết định bắt tay với nhau để tạo ra một cỗ máy mang tên Nintendo Play Station, với khả năng chạy được cả các tựa game SNES (Super Nintendo Entertainment System) lẫn các tựa game do Sony phát triển. Đây có thể nói là một cột mốc quan trọng với cả 2, khi mà Nintendo có thể có được bước tiến vượt bậc về mặt công nghệ, còn Sony cũng có được dấu ấn đầu tiên của họ với ngành game. Một sự hợp tác win-win, mà 2 bên đều có lợi.

    [​IMG]


    Tất cả đều êm đẹp, cho đến khi Nintendo bất ngờ đâm sau lưng Sony một nhát trí mạng. Howard Lincoln - Chủ tịch của Nintendo Mỹ - đột ngột tuyên bố hãng này sẽ bỏ qua Sony, và thay vào đó là hợp tác với Philips – một công ty cũng vừa sản xuất một cỗ máy chạy đĩa CD khác (CD-I). Sự phản trắc của Nintendo không chỉ khiến cho danh tiếng của công ty này tụt dốc không phanh giữa các công ty Nhật, mà còn khiến Sony nóng máu và quyết định trả thù. Không lâu sau đó, cỗ máy PlayStation đầu tiên chính thức ra đời, và nhanh chóng vượt qua sản phẩm chủ chốt lúc bấy giờ của Nintendo là Nintendo 64, với doanh số gấp 3 đối thủ. Tiền mất, tật mang, Nintendo hẳn là đã rất hối hận vì quyết định “phản bội” trắng trợn của mình trước đó.


    Sony bán PlayStation 3 với giá $599

    PlayStation là một hệ máy console vô cùng thành công của Sony, nhưng bản thân nó cũng không phải là không có những sai lầm chí mạng. Nỗi thất vọng lớn nhất, không gì khác chính là cỗ máy PlayStation 3 được cho ra mắt vào năm 2006.

    [​IMG]


    Nhớ lại năm đó, Sony đã đầy tự tin khi bước vào E3 để giới thiệu về cỗ máy mới nhất của mình. Tiếc thay, đó lại là một màn trình diễn nghèo nàn, khi mà tay cầm theo kiểu Dualshock 3 của họ gần như không hoạt động. Chưa hết, Sony còn giữ lại cái tệ nhất đến phút cuối, khi thông báo PlayStation 3 sẽ được đem bán với giá $599, một cái giá quá cao vào thời điểm đó (thậm chí là hiện tại).

    [​IMG]


    Nhờ mức giá ấy, PlayStation 3 đã bị Gabe Newell, ông chủ của Valve, gọi là “thảm họa”. Bobby Kotick, CEO của Activision Blizzard thì dọa sẽ ngừng hỗ trợ PlayStation 3 nếu Sony không giảm giá. Sau cùng, thì giá của PS3 cũng được giảm, nhưng đã là quá muộn (2013). Doanh thu của PS3 là cực kỳ thảm hại, và hẳn là một vết nhơ đáng quên đối với Sony.











Chia sẻ trang này

Tin mới nhất